22 đặc trưng thường có ở trẻ thông minh

Để giúp bố mẹ trong cuộc sống bình thường kịp thời phát hiện trẻ em có thông minh, sáng tạo hay không, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và tổng kết 22 ra đặc trưng.

Các mẹ cùng tham khảo xem bé nhà mình có những đặc trưng sau không nhé!

1. Khi lắng nghe, quan sát và làm việc, tinh thần tập trung cao tới mức không nghe tiếng người nói hoặc quên cả thời gian, quên cả bữa ăn.

thong-min

2. Năng động khác thường, khó yên lặng, ví dụ trẻ sẽ nói: “Tôi đang nghĩ một số việc không thể ngồi yên được”.

3. Khi nói chuyện thích dùng ẩn dụ và phép ẩn dụ rất chặt chẽ, chuẩn mực. Ví dụ: “Con cảm thấy mình giống như một con sâu sắp sắp biến thành bướm”.

4. Có khuynh hướng muốn thách thức với quyền lực, ví dụ “Tại sao sách vở nói nghĩa là phải đúng?”.

5. Có khuynh hướng truy hỏi đến cùng. Ví dụ: “Mẹ ơi, con xem một số tài liệu tham khảo, cũng xem các chương trình đặc biệt trên vô tuyến và hỏi thầy cô giáo, nhưng con vẫn không biết thượng đế ở chốn nào!”.

6. Quan sát sự vật rất kỹ, ví dụ: “Hài thật, con rết này chỉ có 41 chân”.

7. Mong muốn đem phát hiện của mình nói với người khác.

8. Ngay cả trong thời gian giải trí cũng không bỏ qua hoạt động sáng tạo. Ví dụ: “Bố mẹ nghỉ đi nhé, con phải làm một việc”.

9. Cho hai việc tưởng như không liên quan liên kết lại với nhau. Ví dụ: “Mẹ à, cái mũ mới của mẹ giống như một con bướm bay”.

10. Kiên trì đưa một ý tưởng của mình vào thực hiện.

11. Hiếu kỳ với hai dạng việc khác nhau và mong muốn hiểu được chúng. Ví dụ: “Con muốn biết góc nhìn từ trên mái nhà này như thế nào vì vậy con trèo lên trên mái”.

thong-minh-1

12. Vận dụng thí nghiệm kiểm tra ý tưởng của mình.

13. Có thói quen làm các dạng thí nghiệm. Ví dụ: “Hôm qua con tắm rửa chuồng chim bằng chất tẩy trùng, hôm nay con muốn thử dùng xà phòng xem sao”.

14. Trung thực với chân lý và mạnh mẽ tìm kiếm sự thật. Ví dụ: “Con cảm thấy không hề có yêu tinh trên thế giới này”.

15. Có hành vi độc lập. Ví dụ: “Để con một mình một lúc được không?”.

16. Dũng cảm đưa ra quan điểm. Ví dụ: “Con cảm thấy trẻ em nên được phép bỏ phiếu bầu cử”.

17. Không dễ phân tán chú ý. Ví dụ: “Mình không thể ra ngoài được, mình phải chờ thí nghiệm hoàn thành mới có thể đi chơi với bạn”.

18.  Hứng thú thu được tổ hợp mới giữa vật thể. Ví dụ: “Dùng dây và bút chì làm la bàn thôi”.

19. Có năng lực đưa ra vấn đề quan sát tinh bén. Ví dụ: “Tuyết tan xong, màu trắng chạy đi đâu rồi?”.

20. Có khuynh hướng tìm kiếm những khả năng mới và yêu cầu thay đổi phương pháp. Ví dụ: “Cái giày da cũ có thể làm “chậu” trồng hoa”.

21. Có tính tự giác học tập độc lập. Ví dụ: “Hôm qua con đi thư viện đã kiểm tra toàn bộ sách về con muỗi rồi”.

22. Vui vẻ suy nghĩ và nêu ra một số vấn đề tinh nghịch. Ví dụ: “Nếu chó là người chủ chứ ko phải là vật nuôi thì sẽ như thế nào?”.

Đương nhiên phụ huynh không thể mong muốn toàn bộ 22 đặc trưng trên sẽ xuất hiện cùng lúc trên một đứa trẻ, nhưng chỉ cần thường xuyên chú ý cụ thể tới biểu hiện của trẻ, không để lỡ mất cơ hội phát hiện những mảnh pháo hoa sáng tạo rạng ngời tỏa sáng trong chốc lát đó.

Jenny (tổng hợp)

Theo Mecon

Leave a Reply

Or