14 tuyệt chiêu giúp tiết kiệm chi phí khi nuôi con nhỏ cho các bà mẹ bỉm sữa

Mua sắm những món đồ mới cho em bé sơ sinh là thú vui của nhiều bà mẹ, tuy nhiên khi nhìn vào khoản thâm hụt ngân sách gia đình mỗi cuối tháng, có thể các mẹ lại hối tiếc tràn trề về những gì đã mua.
tiet kiem_cover

Lập kế hoạch sẽ giúp các mẹ tiết kiệm được khoản tiền đáng kể khi mua sắm cho con

Hãy thử áp dụng 14 mẹo đơn giản sau để cắt giảm chi phí, các mẹ chắc chắn sẽ ngạc nhiên về khoản tiền mình tiết kiệm được.

1. Mua sắm online – nhưng không phải tất cả mọi món hàng

Bạn có thể lựa chọn mua online những mặt hàng nhỏ, ví dụ một vài bộ quần cho em bé. Việc ở nhà click chuột, ngày hôm sau có hàng đến tận cửa rõ ràng kinh tế hơn cả về tiền bạc và thời gian so với việc đi ra tận cửa hàng, chen chúc và chờ đợi.

Tuy nhiên, bạn sẽ dễ rơi vào bẫy của những cửa hàng online. Ví dụ: mua hàng đến 300.000 đồng để được miễn phí vận chuyển.

Bạn sẽ click vào một vài món hàng không cần thiết để ‘cán mốc’ tiền hàng là 300.000 đồng… Tủ nhà bạn có thể sẽ đầy chặt những thứ không dùng đến sau những lần mua sắm như vậy.

Giải pháp dành cho bạn là: chỉ nên mua online những mặt hàng bạn chắc chắn cần với số lượng lớn, ví dụ như bỉm và sữa công thức. Không mua online những thứ không quá thiết yếu như: quần áo trẻ em, đồ chơi.

Hãy lưu lại những website có chính sách free shipping. Nếu có thể, cài đặt chế độ ‘đặt mua hàng lần nữa’ để bạn đỡ mất công lượn qua quá nhiều website và kết phúc với một danh sách dài những đồ dùng mà bạn hối tiếc ngay khi vừa đặt mua xong.

2. Đừng dễ tính khi mua bỉm/tã giấy

Bạn sẽ tốn một khoản kha khá tiền mua bỉm/tã giấy cho con trong vòng vài năm đầu đời của bé. Vì vậy, hãy suy nghĩ và lên kế hoạch cẩn thận để có phương án tốt nhất.

Đừng bao giờ mua bỉm còn nguyên giá, bạn chắc chắn luôn luôn có thể mua hàng giảm giá.

Trước khi mua, hãy so sánh giá của ít nhất 3 cửa hàng và chọn cửa hàng tốt nhất.

Bạn cũng nên theo dõi website của hãng để biết các chương trình khuyến mãi.

Ngoài ra, một mẹo khác để tiết kiệm tiền mua bỉm cho con là: một số nhãn hiệu có chất lượng tương đương nhau, vì vậy đừng chỉ trung thành với một nhãn hiệu.

Khi nào nhãn hiệu nào giảm giá, mẹ chuyển sang dùng nhãn hiệu đó. Tháng sau, nhãn hiệu khác giảm giá – lại thay đổi lựa chọn.

Thay thế tã giấy bằng tã vải – nếu điều kiện về thời gian chăm sóc bé cho phép – cũng là một cách tốt để các mẹ tiết kiệm.

save money

Nhiều cách tiết kiệm tiền rất đơn giản nhưng lại hiệu quả

3. Hỏi các đại lý/phòng khám nhi về sản phẩm dùng thử

Ở nhiều phòng khám nhi khoa hoặc các đại lý lớn về sản phẩm dành cho bé, thường có sản phẩm dùng thử. Từ bỉm, sữa cho đến các loại kem chống hăm… bạn đều có thể nhận được hàng dùng thử ở các địa điểm này.

4. Quan tâm đến chính sách thuế về người phụ thuộc

Chính sách thuế thu nhập cá nhân thường không đánh thuế chi phí dành cho việc nuôi người phụ thuộc. Bạn có thể tận dụng khoản thu nhập chưa bị đánh thuế dành cho việc nuôi con nhỏ

5. Lựa chọn các sản phẩm đa chức năng

Lựa chọn một cái cũi có thể chuyển đổi thành giường, một chiếc xe đẩy có thể dùng làm ghế…Đó là một cách hiệu quả để tiết kiệm tiền.

Trong khi lựa chọn đồ cho bé yêu, hãy hỏi những người bán về về các thứ đồ ‘2 trong 1’ hay thậm chí ‘3 trong 1’ để bạn có thể lựa chọn.

6. Hãy thử ‘không quần áo mới’ trong một năm đầu tiên xem?

Bé thay đổi rất nhanh trong một năm đầu đời. Với những bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con nhỏ, quần áo thường không phải ưu tiên hàng đầu để mua sắm khi con dưới 1 tuổi.

Hãy mua một số quần áo tối thiểu để dành vừa đủ cho bé mặc cho khoảng thời gian 1 – 6 tháng. Sau đó bạn có thể xin lại quần áo cũ của những người quen hoặc trao đổi trên mạng xã hội, các diễn đàn – nơi có rất nhiều bà mẹ cũng quan tâm đến việc trao đổi quần áo để tiết kiệm chi phí.

18700488_10211531230868761_336034834940706944_o

  Các bé sơ sinh thường lớn lên rất nhanh, vì thế mẹ chỉ cần mua lượng quần áo vừa đủ

7. Mua sắm vào cuối tháng

Nếu phải mua các món đồ đắt đỏ, hãy mua vào cuối tháng. Rất nhiều cửa hàng có chính sách yêu cầu nhân viên đạt đến một khoản doanh số nào đó vào cuối tháng, vì vậy bạn sẽ mua được với giá tốt hơn, được tư vấn tận tình hơn khi nhân viên bán hàng chịu áp lực cần đạt được hạn mức của họ.

Có thể bạn không được giảm giá, nhưng với một số sản phẩm có giá thành lớn, ví dụ như xe đẩy, hãy yêu cầu quà tặng, thẻ mua hàng (coupon)…

Đó là những mẹo thương lượng thông minh mà các mẹ hoàn toàn có thể vận dụng.

8. Chia sẻ với con yêu một số đồ hóa mỹ phẩm

Chi phí cho ‘hành trình làm đẹp’ của bé yêu, bao gồm xà phòng tắm, dầu gội, kem dưỡng ẩm… có thể tăng lên theo thời gian.

Vì vậy, hãy nghĩ đến việc hai mẹ con cùng ‘share’ các chi phí này.

Ví dụ: bạn hoàn toàn có thể dùng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội… có ít hương liệu, dịu nhẹ cùng với con yêu. Đây là cách hữu ích để vừa tiết kiệm chi phí vừa tiện dụng.

9. Bán lại những món hàng mà bạn không dùng

Các bà mẹ thường e ngại điều này, nhưng thực ra, đây là việc làm hợp lý.

Bạn có thể được tặng những 2 đôi giày trẻ con cùng một cỡ, một số món đồ chơi được tặng con bạn không bao giờ dùng đến… Hãy bán lại những món đồ đó qua mạng xã hội hay diễn đàn của các bà mẹ.

10. Tìm cách mượn đồ càng nhiều càng tốt

Nhiều thứ đồ dùng cho trẻ em, như nôi, cũi, địu, xe tập đi… thường chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.

Hãy hạn chế tối đa việc mua những món đồ này. Bạn hoàn toàn có thể mượn chúng từ anh em, bạn bè…

Sẵn sàng chia sẻ món đồ mình đã dùng cho một bà mẹ khác, bạn có thể mượn lại món đồ mình đang cần từ chính bà mẹ đó hoặc từ người thân quen của bà mẹ đó.

shopping list

Đừng để tâm lý ‘tha rơm làm tổ’ lấn át khiến bạn mua quá nhiều đồ dùng không cần thiết

11. Cắt giảm danh sách mua sắm

‘Tha rơm về làm tổ’ là tâm lý chung của các bà mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, đừng quá sa đà vào việc mua sắm từ khi mang bầu.

Với việc mua sắm mọi thứ đều dễ dàng như hiện nay, bạn chỉ cần lên danh sách đồ cần mua, sau đó đến sau khi em bé chào đời vẫn có thể mua được các thứ cần thiết.

Lúc này, bạn sẽ đo lường được cái gì là thật sự cần, cái gì không – danh sách các đồ cần mua cho mẹ và bé vì vậy sẽ giảm đi đáng kể.

Thêm nữa, với một em bé sơ sinh bên cạnh, bạn sẽ không thể la cà shopping online. Vì thế chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể.

12. Cập nhật ‘danh sách’ quà tặng

Bạn cũng có thể ‘cập nhật’ danh sách những món đồ con đã có, những gì con chưa có với một số bạn bè, người thân. Danh sách này giúp cho các món quà không bị trùng lặp và con bạn thực sự có được những thứ quà tặng hữu ích.

Phương Phương

Theo báo GIA ĐÌNH MỚI

Leave a Reply

Or