14 triệu chứng khó chịu thường gặp trong thai kỳ và cách xử lý

Những khó chịu như chảy máu lợi, khó thở, táo bón, chuột rút, ợ chua, són đái thậm chí trĩ là hết sức bình thường trong một thai kỳ khỏe mạnh, tuy nhiên đôi khi chúng làm bạn không thể không lo lắng.

Nguyên nhân của không ít các triệu chứng này là do sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể hoặc là do cơ thể bạn phải chịu thêm áp lực trong lúc mang thai.

14 triệu chứng khó chịu thông thường trong thai kỳ và cách xử lý

Bà bầu phải trải qua nhiều khó chịu trong thời kỳ thai nghén. (Ảnh minh họa)

Sau đây chúng tôi thống kê 14 biểu hiện khó chịu thông thường trong thai kỳ và cách xử lý để giúp bạn tiện theo dõi:

CHỨNG BỆNH

(Các số 1, 2, 3 là chỉ thứ tự quý thai nghén mà triệu chứng nhiều xác suất diễn ra)

BIỂU HIỆN

CÁCH XỬ LÝ

Ốm nghén (quý 1 của thai kỳ)Thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi thai kỳ xuất hiện, có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày. Sự mệt mỏi có thể làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Triệu chứng buồn nôn thường chấm dứt sau tuần thứ 12-14 của thai kỳ. Hiếm khi nó kéo dài cả thai kỳ. Nhiều khi bạn cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi một số thức ăn hoặc khói thuốc lá. Với nhiều người, có một thời điểm cố định trong ngày họ thường cảm thấy bị buồn nôn ói mạnh hơn lúc khác, ví dụ như nhiều người cảm thấy mạnh mẽ vào buổi chiều. Có nhiều người sẽ thèm ăn những món đặc biệt mà bình thường họ không nghĩ tới. * Đừng bao giờ để dạ dày rơi vào tình trạng quá đói hoặc quá no. Hãy ăn vài cái bánh quy lúc thức dậy, thậm chí ngay trên giường.* Tránh các thức ăn và mùi làm cho bạn cảm thấy buồn nôn.* Bạn có thể ăn mỗi lần một ít, ăn nhiều bữa trong ngày.

* Một số người sẽ nôn ói nhiều tới mức bị giảm cân và có thể phải chỉ định truyền nước. Tuy nhiên, làm bất cứ điều gì bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Chứng táo bón (thường xảy ra trong cả quý 1, 2, 3)Kích thích tố progesterone của thời kỳ mang thai làm giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi và gây ra chứng táo bón. Bạn đi tiêu ra phân khô, cứng và số lần ít hơn bình thường. Đôi khi bạn đi tiêu ra máu. Bạn rất khó chịu mỗi lần đi tiêu, không những thế còn lo lắng vì sợ việc rặn đi tiêu sẽ ảnh hưởng tới thai. ‘- Bạn nên ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước.- Hãy đi cầu ngay bất cứ khi nào bạn cảm thấy có nhu cầu.- Tập thể dục đều đặn những bài tập phù hợp với thai kỳ

– Uống mọi thuốc bổ có chất sắt đã được bác sĩ kê. Nhớ là sắt uống sau khi ăn và uống kèm nhiều nước.

– Hãy đi khám nếu chứng táo bón kéo dài. Nếu cần, bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp cho bạn, tuy nhiên, chắc chắc không nên dùng thuốc xổ.

Chảy máu lợi (nướu răng) (1,2,3)Lợi trở nên mềm hơn và dễ bị tổn thương trong lúc mang thai. Nướu có thể sưng đỏ khiến cho bựa tích tụ ở chân răng, càng dễ đưa tới bệnh lý về lợi và sâu răng.  Lợi bị chảy máu, đặc biệt là sau khi đánh răng ‘- Đánh răng kỹ sau khi ăn
– Nên đến nha sĩ khám trong thai kỳ, tuy nhiên không được chụp X-quang hoặc gây mê.- Bảo vệ răng không cẩn thận giai đoạn này, bạn có thể chịu những khó chịu sau khi kết thúc thai kỳ, như chứng ê buốt răng.
Chuột rút (chủ yếu trong quý 3 thai kỳ)Có thể do cơ thể thiếu canxi Cơ bắp co thắt làm đau, thường xảy ra ở bắp chuối cẳng chân và bàn chân, nhiều khi vào ban đêm. Thường khởi sự bằng triệu chứng cẳng chân duỗi đơ với các ngón chân quắp xuống. ‘- Xoa bóp phần bắp chân và bàn chân bị có rút- Hãy đi đi lại lại một khi đã bớt đau để máu lưu thông tốt hơn.- Đi khám, có thể bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc bổ có chứa canxi và vitamin D

– Ăn các thức ăn giàu canxi và tỏi.

Đái rắt (1,3)Do tử cung đè lên trên bọng đái. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong các tháng giữa của thai kỳ. Bạn cảm thấy mót đi tiểu thường xuyên – Nếu bạn phải thức dậy ban đêm để đi tiểu, thì về chiều hãy cố uống ít nước.
– Bạn nên đi bác sĩ khám nếu bạn thấy rát buốt mỗi khi đi tiểu vì có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Són đái (3)Là do các cơ sàn xương chậu yếu và do em bé ngày một lớn ép lên bàng quang. Cơ sàn xương chậu là cơ nâng đỡ ruột, bàng quang và tử cung; trong thai kỳ, các cơ này mềm và chùng xuống. Cùng với đó là trọng lượng ngày càng lớn của em bé khiến cơ yếu đi. Cơ sàn xương chậu yếu, khiến bạn có thể bị són một ít nước tiểu mỗi khi chạy, hắt hơi, ho, cười lớn. ‘- Nên đi tiểu thường xuyên
– Tránh để bị táo bón
– Tránh xách nặng
– Luyện tập các cơ sàn xương chậu đều đặn: Nằm ngửa, co đầu gối lại, áp hai bàn chân xuống sàn. Tiếp đó hãy co các cơ sàn khung chậu lại, thắt xiết lại như khi bạn đang nín tiểu vậy.Luyện tập như vậy 10 lần mỗi lần luyện, và luyện 3-4 lần mỗi ngày.
Ợ chua (3)Cái van nằm ở ngõ dẫn vào bao tử giãn ra khi có thai, do biến động về mặt kích thích tố. Vì vậy chất chua trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản (là ống dẫn xuống bao tử). Bạn cảm thấy đau rát ở ngay giữa lồng ngực. ‘- Tránh ăn các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gia vị và đừng ăn quá no.
– Buổi tối, bạn hãy thử uống một ly sữa nóng và dùng thêm gối để gối đầu.
– Hãy đi khám bác sĩ, có thể bạn được kê thuốc chống thừa acid dạy dày.
Khó ngủ (1,2,3)Bạn có thể gặp vấn đề này vì em bé quẫy đạp, vì mắc đi vệ sinh ban đêm, hoặc là vì bụng của bạn quá lớn nên bạn nằm trên giường không thấy thoải mái. (Xem thêm:Các tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu). Bạn khó lúc bắt đầu ngủ và nếu bị thức giấc cũng rất khó ngủ lại.Một số phụ nữ gặp ác mộng về việc sinh nở hoặc về em bé. Bạn chớ nên lo lắng, mộng mị thường không phản ánh những gì sẽ xảy ra. ‘- Đọc sách hoặc tập các bài thể dục thư giãn nhẹ hay tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.
– Hãy thử sử dụng thêm gối. Nếu bạn thường ngủ nằm nghiêng về một phía, bạn hãy gác đùi lên một chiếc gối ôm.
Trĩ (2,3)Do đầu của thai nhi đè lên nên các tĩnh mạch quanh hậu môn bị giãn nở. Khi bạn rặn đicầu sẽ làm cho bệnh trĩ càng nặng hơn. Khi bạn đi cầu, bạn có thể thấy ngứa, đau và chảy máu ‘- Tránh chứng táo bón
– Không nên đứng quá lâu.
– Nếu bệnh trĩ kéo dài dai dẳng, hãy nói cho bác sĩ và nữ hộ sinh biết để họ có thể kê cho bạn thuốc mỡ bôi hậu môn.- Hãy thử cách này: Dùng xi lanh (bỏ đầu kim đi) bơm vài cc mật ong vào hậu môn, vài phút sau bạn sẽ thấy kết quả.- Bệnh trĩ nhẹ thường tự biến mất không cần điều trị sau khi bạn sinh em bé.
Chứng khó thở (3)Vào thời kỳ cuối của thai kỳ, đứa bé ep lên cơ hoành làm bạn khó thở. Thường thì chứng này giảm đi nhiều khoảng một tháng trước khi sinh, khi đầu đứa bé lọt qua xương chậu. Thiếu máu cũng có thể làm cho bạn khó thở. Cảm thấy khó thở khi gắng sức hoặc ngay cả khi nói chuyện. ‘- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
– Hãy thử ngồi chồm hỗm nếu quanh bạn không có ghế mà khi đó bạn lại đang cảm thấy khó thở.
– Buổi tối lúc đi ngủ bạn hãy kê thêm một cái gối.
-Nếu chứng khó thở này nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Cảm thấy muốn xỉu (1,3)Trong lúc mang thai, huyết áp thấp hơn, vì thế bạn dễ cảm thấy muốn xỉu. Cảm thấy choáng váng và đứng không vững. Chỉ muốn ngồi hoặc nằm. – Đừng đứng yên quá lâu
– Nếu đột nhiên bạn cảm thấy mệt, hãy ngồi xuống và đặt đầu bạn giữa hai đầu gối cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn.
– Bạn nên từ từ đứng dậy khi đang ngồi hay nằm. Nếu bạn đang nằm ngửa thì trước khi ngồi hay đứng dậy bạn phải xoay người sang một phía đã.
Phát ban (nổi rôm) (3)Thường xảy ra ở những phụ nữ mập và hay đổ mồ hôi. Có thể do sự thay đổi kích thích tố gây nên Các mảng đỏ, thường phát triển trên vùng da có nếp gấp hay ra mồ hôi, như ở dưới hai vú hay vùng bẹn. ‘- Năng rửa và lau khô những vùng này.
– Hãy mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi.
– Có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bôi một loại kem phù hợp.
Đau lưng (hay xảy ra trong quý 3)Bạn rất dễ bị đau lưng trong quý 3 của thai kỳ. Lí do là trọng lượng của thai nhi kéo bạn về phía trước và vì thế bạn có khuynh hướng hơi ngửa về đằng sau để bù trừ. Các cơ của lưng dưới và xương chậu bị kéo căng dẫn đến đau lưng. ‘- Luôn ý thức đứng ngồi ngay ngắn trong suốt thai kỳ, tránh gây tổn thương cho vùng lưng.
– Cố gắng tránh xách nặng
– Tránh đứng dậy bất thình lình khi đang ngồi
– Nên đi giày đế thấp vì đế cao có khuynh hướng đẩy trọng lượng bạn về phía trước hơn nữa.- Nếu phải làm việc nhà thì làm ở ngang mức sàn nhà, trong tư thế quỳ xuống ngồi lên hai chân, thay vì cúi lom khom- Đứng dậy từ tư thế nằm: Luôn xoay nghiêng người qua một bên rồi chuyển sang tư thế quỳ; tiếp đó sử dụng sức của bắp đùi để đẩy thân mình đứng lên. Luôn giữ lưng thẳng.
Nám da (2,3)Sự gia tăng sắc tố dưới da là hiện tượng bình thường trong lúc có thai. Các nốt ruồi, các vết chàm, sẹo và đặc biệt là tàn nhang thường sẫm màu lại và phts triển rộng ra. Một lằn nâu xuất hiện trên vùng bụng. Bạn cũng có thể bị một mảng nám màu nâu trên mặt và cổ. ‘- Về cơ bản, những mảng màu nâu khó chịu này sẽ biến mất ít lâu sau khi bạn sinh.
– Tránh ánh nắng gay gắt vì nó làm cho các sắc tố đậm hơn. Sử dụng kem chống nắng nếu đi nắng.
– Có thể trang điểm nhẹ để làm mờ bớt vết nám khi đi ra ngoài.  Tuy nhiên đừng cố làm nó biến mất hẳn.

 

theo: mecon

One thought on “14 triệu chứng khó chịu thường gặp trong thai kỳ và cách xử lý

Leave a Reply

Or