Xông, hút mũi trẻ: Tự ý sẽ rước họa

Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi – BV Bạch Mai HN), phụ huynh tuyệt đối không tự ý xông, rửa, hút mũi trẻ tại nhà.

Một độc giả tâm sự về chuyện xông mũi bằng nước muối cho con: “Ngày nào em cũng xông cho con 3 lần, mỗi lần từ 15-30 phút. Có hôm, em còn trộn cả viên cảm xuyên hương vào nước muối sinh lý để đổ vào xông cho con. Vậy nhưng đã gần một tuần nay, bệnh sụt sịt của Ken vẫn không thuyên giảm”

Tuy nhiên, một đồng nghiệp lại nói điều đó là “ngớ ngẩn”. Vậy tự ý xông mũi có thể gây nguy hiểm như thế nào?.

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết, mũi của trẻ em mỏng, hẹp, nhạy cảm nên nhiều phụ huynh cứ áp dụng như người lớn, trên thực tế không phải vậy.

“Các phụ huynh tuyệt đối không truyền tai nhau những kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng, không làm theo những mẹo tự làm hay người nọ mách người kia mà phải thăm khám bác sĩ để có được chỉ định phù hợp với từng trẻ”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Tuyệt đối không xông mũi tại nhà

Về vấn đề xông mũi cho trẻ em, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho hay, nếu đứa trẻ bình thường, không ốm đau thì tuyệt đối không xông mũi. Và việc xông mũi phải do bác sĩ chỉ định và thực hiện tại bệnh viện chứ không được tự ý làm tại nhà.

Bác sĩ Dũng lưu ý: “Tất cả các nước trên thế giới đều quy định xông tại bệnh viện, không có nước nào chỉ định xông tại nhà. Cho nên phụ huynh tuyệt đối không tự ý xông tại nhà”.

 

Chỉ định xông là áp dụng cho các bệnh đường hô hấp dưới với một loại máy xông và bệnh hen phế quản và tiểu phế quản ở trẻ em có một loại máy xông khác. Tuy nhiên, chỉ xông khi bệnh nặng và được tiến hành như cấp cứu.

Xông, hút mũi trẻ: Tự ý sẽ rước họa - 1

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội)

Nếu tự xông tại nhà sẽ dẫn đến những nguy hiểm khôn lường với trẻ, theo bác sĩ Dũng, chính vì việc tự xông khiến cho nhiều người nghĩ rằng sẽ có kết quả nhưng như thế lại không đánh giá được mức độ năng của hen phế quản và tiểu phế quản.

Các phụ huynh không theo dõi được nên có thể dẫn đến tử vong. Và cũng đã có trường hợp tử vong do tự ý xông mũi”, bác sĩ Dũng cảnh báo.

Đặc biệt, nguy hiểm có thể gặp nhất là xông mũi dẫn đến co thắt phế quản với biểu hiện tím tái, khó thở, thậm chí không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, với dụng cụ xông, tại bệnh viện được thay ngay sau khi dùng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các phụ huynh thường chỉ dùng duy nhất một bộ xông triền miên như vậy, điều kiện vệ sinh kém, thường chỉ rửa xà phòng không đảm bảo an toàn. “Dụng cụ được dùng nhiều lần như vậy chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc … tự nhiên là nơi để gây bệnh”, bác sĩ Dũng nói thêm. Vì vậy, phụ huynh không được tự ý xông mũi dù trẻ bị bệnh gì hay dùng loại thuốc gì.

Hút mũi, lấy gỉ mũi…tuyệt đối không tự ý dùng giấy ăn

Việc tự ý dùng giấy để lấy gỉ mũi của trẻ không được tự ý thực hiện. Bởi, những việc làm như vậy nếu không có chỉ định của bác sĩ sẽ khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm và chảy máu.

Xông, hút mũi trẻ: Tự ý sẽ rước họa - 2
Việc dùng giấy ăn ngoáy mũi trẻ thường xuyên cũng không được khuyến khích (ảnh minh họa)

Nhỏ nước muối cũng cần lưu ý

Hiện nay, một số phụ huynh quan niệm vào mùa đông sẽ nhỏ nước muối cho trẻ để phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ.

Bác sĩ Dũng khuyên: “Nhỏ nước muối chỉ thực hiện khi ốm, sụt sịt mũi, còn mũi bình thường không phải đó là vệ sinh. Việc nhỏ nước muối khi trẻ không ốm không có tác dụng gì, thậm chí còn gây hại. Khi trẻ ốm, nếu nhỏ nước muối cần theo liều lượng ghi trên lọ”.

Việc nhỏ để vệ sinh mũi hàng ngày là không nên, đó là chỉ truyền tai nhau mà thôi. Bởi, mũi đã có cơ chế tự làm sạch, nếu không ốm đau thì không nên làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ phận này.

Kể cả việc nhỏ nước tỏi vào mũi, bác sĩ Tiến Dũng cũng cảnh báo không nên thực hiện, vì hết sức nguy hiểm cho trẻ. Vào mùa đông, thời tiết hạ thấp rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến các bệnh ở đường hô hấp. Vì vậy, phụ huynh cho trẻ mặc ấm, ăn đủ chất dinh dưỡng, đi tiêm chủng đầy đủ. Mặt khác, nên cho trẻ vận động, không nên chỉ ở trong nhà đóng kín cửa suốt ngày.

Bác sĩ Dũng khuyến cáo nhiều lần rằng: “Khi trẻ bị ốm cần thăm khám bác sĩ để có chỉ định. Không nên tự ý nghe theo người này, người kia mách”.

 

theo: eva

One thought on “Xông, hút mũi trẻ: Tự ý sẽ rước họa

Leave a Reply

Or