Với cách tiết kiệm này, hàng triệu người đã mua được nhà lầu, xe hơi trước tuổi 35

Chưa hết tháng đã hết tiền; thâm hụt chi tiêu; thu nhập cao nhưng không có nổi một khoản tiền tiết kiệm… là những vấn đề mà hầu hết tất cả mọi người đều gặp phải. Nhưng đó là khi bạn chưa thực hiện phương pháp này.

Đó chính là phương pháp 6 chiếc hũ.

6 chiếc hũ (Jars) là nguyên tắc chi tiêu nổi tiếng khắp thế giới được những người thành công áp dụng. Jars được lập ra bởi T. Harv Eker – tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng thế giới Bí mật tư duy triệu phú và Làm giàu nhanh. Theo ông, ai cũng có thể sử dụng phương pháp này để quản lý tiền bạc, dù là những người có thu nhập vài triệu đồng hay những triệu phú, tỉ phú.

Bằng việc chia các khoản thu nhập như lương, thưởng… thành 6 quỹ khác nhau sẽ giúp bạn có sự tự do về tài chính mà vẫn để dành được một khoản tiền tiết kiệm. Đó có thể là 6 chiếc lọ, 6 tài khoản ngân hàng hay két sắt, mỗi lọ có tên và chức năng nhất định. Và việc cần làm của bạn là tạo thói quen bỏ tiền vào 6 quỹ tài chính này theo nguyên tắc sau:

1. 55% thu nhập cho lọ Nhu cầu thiết yếu – NEC

Quỹ NEC phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của bạn và gia đình như: ăn uống, sinh hoạt, giải trí, mua sắm, quần áo, xăng xe… Nếu 55% này không đủ đáp ứng đủ thì tức là bạn cần phải tăng thêm thu nhập hoặc cắt giảm chi tiêu bằng cách tiết kiệm các khoản như quà vặt, mua sắm quần áo, giải trí…

2. 10% cho lọ giáo dục – EDUC

Giáo dục luôn là khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Hãy luôn dành 10% thu nhập của mình đề đầu tư việc học cho chồng, vợ, con cái. Đọc một cuốn sách, tham gia các khóa học, hội thảo… sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức, kỹ năng để tìm kiếm cơ hội phát triển công việc, cải thiện thu nhập.

3. 10% để tiết kiệm dài hạn – LTSS

Đây là khoản tiền không thể thiếu để thực hiện những dự định lớn cho tương lai như mua nhà, mua xe ô tô, thực hiện ước mơ của bản thân, dành cho con cái… Điều quan trọng nhất trong lọ LTSS không phải bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu tiền.

Bạn cũng có thể chia quỹ này làm 2 phần bằng nhau cho dành cho việc tiết kiệm dài hạn và tiết kiệm trong trường hợp khẩn cấp. Đến khi tiết kiệm đủ cho trường hợp thứ 2 (bằng khoảng 6 tháng chi tiêu hàng ngày) hãy tập trung vào khoản tiết kiệm cho mục tiêu lâu dài.

4. 10% cho lọ hưởng thụ – PLAY

Biết cách tiêu tiền mới có thể kiếm tiền, thế nên hãy dành 10% thu nhập để bản thân và gia đình được ăn những món ăn ngon đắt tiền, đi những nơi chưa từng đi. Đây là cách để bạn hưởng thụ cảm giác của những người giàu có từ đó thay đổi suy nghĩ, thay đổi tư duy. Harv Eker cũng khuyến cáo là bạn nên tiêu hết quỹ này ngay trong tháng hoặc tiết kiệm trong một quý khi muốn đi du lịch, tận hưởng những dịch vụ đắt tiền.

5. 5% cho đi – GIVE

Cho đi rồi mới được nhận lại. Vì thế bạn nên dành một chút thu nhập của mình để giúp đỡ bạn bè, người thân, làm từ thiện. Đây là cách để bạn thể hiện lòng biết ơn với cuộc sống, với những người xung quanh.

6. 10% cho hũ tự do tài chính – FFA

Đây là khoản tiền cố định không phải để tiêu mà dùng để đầu tư và tạo ra thu nhập chủ động. Quỹ tự do tài chính sẽ giúp bạn có một cuộc sống như mong muốn mà không phụ thuộc vào người khác hay làm việc cật lực. Đây được coi là “con ngỗng” đẻ trứng vàng giúp bạn có một khoản tiền để sử dụng khi không còn làm việc. Vì thế đừng bao giờ ăn thịt “con ngỗng” của mình.


Hãy tiết kiệm ngay từ hôm nay. 

Biết, hiểu thì dễ nhưng để thực hiện và thành công thì rất khó khăn, chính vì thế bạn hãy thực hành nguyên tắc sử dụng 6 chiếc hũ hàng ngày như một thói quen. Nếu bạn làm công ăn lương, tiền chỉ tăng vào cuối tháng thì hãy bổ sung thu nhập bằng các nguồn khác.

BÉ TIÊU | VTC News

Leave a Reply

Or