Vì sao con bạn chậm tăng cân ?

Mẹ nhận ra cân nặng của con không có nhiều cải thiện. Nhưng mẹ chỉ biết hoang mang không biết nguyên nhân nào khiến con mẹ chậm tăng cân như vậy?

Nguyên nhân thường gặp khiến con chậm lên cân như:

Bé biếng ăn

Từ 5 tháng tuổi trở đi, bé biếng ăn thường do chế độ ăn dặm không đúng cách. Lúc đó, bé bắt đầu mọc răng nên dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng. Vào giai đoạn cai sữa, trẻ chưa thích ứng được các thức ăn khác ngoài sữa. Cũng cần xem lại bạn có quá gò ép, bắt con phải theo chế độ ăn bé không thích.

Ngoài ra, trường hợp bé bị tưa miệng, nhiệt hoặc viêm họng, nuốt khó khăn sẽ khiến bé ngại ăn, lâu dần trở thành thói quen biếng ăn. Các bé bị đau lợi khi mọc răng, trong người bứt rứt, khó chịu, khi mút bú thì đau nên rất sợ ăn.

Vi sao con ban cham tang can

Ảnh: Sưu tầm Internet

Biếng ăn là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ chậm tăng cân.

Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, nôn trớ)

Theo các bác sỹ khuyến cáo, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa do thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…), do chế độ dinh dưỡng không hợp lý,… Chứng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, làm cơ thể kém hấp thụ, vì vậy cho dù bạn “nhồi nhét” nhiều nhưng bé vẫn không lên cân.

Hệ vi khuẩn có lợi cho cơ thể thường trú trong ruột bị kháng sinh tiêu diệt dẫn đến biếng ăn, kém tiêu hóa, kém hấp thu. Việc bổ sung men vi sinh bằng cách cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng, dược phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ giúp bé dễ hấp thu dinh dưỡng để tăng cân tốt hơn.

Chậm tăng cân là dấu hiệu của hấp thu dinh dưỡng kém

Ảnh: Sưu tầm Internet

Chậm tăng cân là dấu hiệu của hấp thu dinh dưỡng kém

Trẻ bị nhiễm trùng

Khi bị mắc những bệnh nhiễm trùng tai-mũi-họng, viêm gan, viêm phổi… bé thường biếng ăn, lâu dần gầy sút cân. Sau đó, do bồi dưỡng sau khi ốm không đúng phương pháp, cơ thể đã suy nhược sẵn, hệ tiêu hóa chưa ổn định nên càng khó hấp thu thức ăn, trẻ càng biếng ăn, càng gầy ốm và chậm tăng cân. Bạn cũng cần đề phòng đến bệnh nhiễm giun, sán, đây cũng làm mầm mống khiến bé suy nhược, biếng ăn. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.

Ăn uống không đúng cách

Nguyên nhân ăn uống không đúng cách thường gặp ở những trẻ nhỏ. Thời điểm ăn dặm lý tưởng cho trẻ vào khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi. Trẻ ăn dặm quá sớm sẽ không tận dụng được sữa mẹ, dễ gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Chính vì thiếu dầu mỡ trong thức ăn dặm nên bột nghèo năng lượng.

Nếu chỉ lấy nước rau quấy bột mà không dùng xác rau, sẽ thiếu đi tiền sinh tố A (có trong lá rau, đậu) dẫn đến khô loét giác mạc. Một sai lầm khác là các bà mẹ cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, không cho trẻ ăn xác thịt, cá… trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm. Trẻ biếng ăn thường được khuyên là dứt sữa để ăn khá hơn, thật sai lầm vì tình trạng suy dinh dưỡng càng trầm trọng hơn do bé vẫn biếng ăn lại bị mất đi lượng sữa mỗi ngày.

Bé trên 6 tháng tuổi nhưng chỉ bú mẹ hoặc uống sữa không ăn thêm thức ăn khác sẽ gây thiếu chất. Nhu cầu tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản và cho nhu cầu tăng trưởng cao hơn bình thường: Ở một số bé, nhu cầu này của bé cao hơn bình thường, bé sẽ cần nhiều hơn năng lượng nạp vào và có thể vẫn chưa đủ. Vì vậy, bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm lên cân.

Khi thấy bé có triệu chứng rụng tóc, ra mồ hôi nhiều, quấy khóc về đêm cần nghĩ ngay đến bệnh còi xương. Bệnh này có biểu hiện chán ăn. Một nguyên nhân khác gây biếng ăn là do cơ thể thiếu các vitamin A, B, C và thiếu sắt.

 

 

theo: bekhoemevui

Leave a Reply

Or