Uống nước khi mang thai, bao nhiêu là đủ?

Cơ thể cần nước để duy trì các hoạt động trao đổi chất diễn ra một cách bình thường. Bạn có thể không ăn nhưng cần nước để duy trì sự sống. Đặc biệt, trong thời gian mang thai, nhu cầu nước của cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều. Liệu mẹ bầu đã uống đủ nước khi mang thai?

uống nước lọc khi mang thai

1/ Uống nước khi mang thai: Lợi đôi ba đường

– Ngăn ngừa tình trạng mất nước khi mang thai: Không bổ sung đủ lượng nước cần thiết, mẹ bầu có thể gặp những tình trạng nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, chuột rút, chóng mặt, ngất… Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, mất nước có thể khiến mẹ bầu sinh non.

– Giảm nghén khi mang thai: Uống nước đầy đủ trong thai kỳ giúp mẹ giảm bớt những khó chịu do ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu mang lại. Nước cũng giúp cơ thể mát mẻ avf duy trì nhiệt độ bình thường trong những ngày nắng nóng.

– Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai: Khi bạn uống đủ nước, nước tiểu loãng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

– Ngăn ngừa táo bón khi mang thai

có nên uống nước dừa khi mang thai?

2/ Mẹ bầu đã uống đủ nước?

Nhìn vào màu sắc nước tiểu có thể biết bạn có đang uống đủ nước hay không. Nước tiểu có màu sậm, tối và có mùi nồng là dấu hiệu “khẩn cấp”, báo hiệu cơ thể đang cần nạp thêm nước.

Mẹ bầu nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày, tương đương khoảng 10-12 ly nước. Hơn nữa, sau mỗi giờ tập thể dục, bạn nên uống thêm ít nhất 1 ly nước. Đặc biệt, trong mùa hè, mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước để bù đắp lượng mồ hôi đã mất.

Dinh dưỡng cho nước ối Nằm trong túi ối, thai nhi được bao bọc bởi nước ối, dung dịch đảm bảo cho bé an toàn khỏi các tác động bên ngoài và cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển. Vì rất nhiều lý do, mẹ bầu cần quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng nước ối của mình. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là một chìa khóa quan trọng

Nước trái cây cũng được tính vào tổng lượng nước bạn cần cho một ngày. Tuy nhiên, cà phê, nước ngọt và các loại nước có ga thì không, vì chúng sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn là lượng nước nạp vào.

Nếu không chắc là mình đã uống đủ nước mỗi ngày, mẹ bầu nên mua một bình 3 lít và coi đó là “chuẩn mực” mỗi ngày cho mình.

3/ Thêm “vị” cho nước lọc

Nhiều mẹ bầu cảm thấy chán, thậm chí sợ uống nước vì chúng thật “nhạt nhẽo”. TRong trường hợp này, bạn có thể thêm một chút chanh hoặc trái cây đông lạnh vào ly nước để tăng thêm vị. Hấp dẫn hơn nhiều rồi đúng không?

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thử một vài loại nước dinh dưỡng khác. Uống nước dừa khi mang thai vừa cung cấp lượng nước cần thiết, vừa bổ sung thêm vitamin và chất khoáng cho cơ thể.

Uống nước mía khi mang thai: Lợi hay hại? Với hơn 70% thành phần là các loại đường, nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Thậm chí có người còn sử dụng nước mía như một thực phẩm chủ yếu hàng ngày. Liệu nước mía có thật sự tốt cho mẹ bầu? Cùng tìm hiểu một chút nhé!

4/ Giữ nước luôn sạch và an toàn cho mẹ bầu

Nước đun sôi để nguội là lựa chọn tốt ưu cho mẹ bầu. Quá trình đun sôi nước đã tiêu diệt hết những vi khuẩn và virut gây hại cho cơ thể. Nếu đi ra ngoài, mẹ bầu nên mang theo nước của mình để đảm bảo vệ sinh. Trong trường hợp sử dụng nước đóng chai, mẹ bầu nên chọn loại không có BPA. Nhớ luôn kịp tra ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm, tránh chọn những chai bị móp, méo, đổi màu… Nếu muốn uống nước lạnh, mẹ bầu nên chọn chai nước đã được làm lạnh sẵn thay vì thêm đá vào nước.

Theo Marrybaby

Leave a Reply

Or