Từ hôm nay, bố mẹ sẽ không nổi giận với con nữa!

Có muôn vàn lý do để bố mẹ muốn nổi điên với con, và nhiều và đôi khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi với việc chăm sóc, nuôi dạy con cái mà chẳng vì lý do gì đặc biệt. Làm thế nào để kiềm chế?

Theo tác giả người Nhật Kaiwai Michiko trong cuốn sách có tựa đề (tạm dịch) “Từ hôm nay, bố mẹ sẽ không nổi giận với con nữa”:

Những thời điểm bố mẹ cáu giận với con:

– Là những lúc con lăn ra ăn vạ khi không được đáp ứng theo ý muốn của chúng
– Là khi đang mệt mỏi, đau đầu mà chúng nô đùa ồn ào không nghe lời
– Là khi sáng phải hô hào gọi chúng dậy đi học mà chúng cứ nằm ỳ ra
– Là khi chúng tranh giành đồ chơi với em, không chịu giúp việc nhà, không chịu học bài, chơi xong không chịu dọn đồ…

Từ hôm nay, bố mẹ sẽ không nổi giận với con nữa!

Có muôn vàn lý do để bố mẹ muốn nổi điên với con, và nhiều và đôi khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi với việc chăm sóc, nuôi dạy con cái mà chẳng vì lý do gì đặc biệt. Đó là tâm lí chung của tất cả những ông bố bà mẹ đang nuôi con trên thế giới này cùng đang gặp phải.

Có nhiều người không kìm nén được cơn giận sẽ buột miệng quát mắng, thậm chí đét vào mông trẻ vài cái để hạ nhiệt cơn giận của mình. Nhưng hầu hết khi cơn giận qua đi cha mẹ nào cũng cảm thấy có lỗi với con và đều ước rằng giá mà mình kìm nén được cơn cáu giận, đừng quát mắng con bằng những lời lẽ khó nghe và có thái độ khó chịu như lúc nãy thì tốt biết mấy. Nhưng làm thế nào để kiềm chế được những cơn cáu giận trước những đòi hỏi vô lí, những phản kháng và không chịu nghe lời cha mẹ của con trẻ?

Đó là điều mà tác giả Kawai – mẹ của 3 đứa trẻ- cũng đã từng gặp phải. Sau khi nghe những lời khuyên từ trung tâm tư vấn bà đã tự rút ra những kinh nghiệm cho mình và viết thành những quy tắc ứng xử và truyền lại những kinh nghiệm đã được áp dụng rất hiệu quả của mình cho những bà mẹ khác. Bà mẹ này đã đúc rút ra 7 bí quyết giúp bố mẹ không nổi giận với con chính là: Thừa nhận, lắng nghe, lặp lại lời con nói, truyền thông điệp của cha mẹ, xóa bỏ định kiến cá nhân về con, đặt câu hỏi và im lặng.

4 bước để thôi cáu giận với trẻ:

Theo tác giả Kawai Michiko, để áp dụng 7 bí quyết trên, bố mẹ cần thực hiện 4 bước sau.

Bước 1: Quan sát con bạn bằng cách ghi chép lại

Ngay bây giờ bạn thử ngồi nhớ lại xem lúc nào con bạn lăn ra ăn vạ, hay không chịu nghe lời, những lúc ấy biểu hiện của con như thế nào nhỉ. Có thể bạn sẽ nhớ ra ngay chuyện con hay ăn vạ nhiều nhất nhưng chắc chắn là không thể nào nhớ hết được mọi tình huống phải không? Vì trẻ ăn vạ hay bướng bỉnh với muôn hình vạn trạng, mỗi ngày một biến đổi.

Việc đầu tiên bố mẹ nên làm đó là quan sát và ghi lại dưới dạng như nhật ký những lần ăn vạ, không nghe lời của con.. Cha mẹ có thể viết để cho mình đọc, hoặc có thể chia sẻ cùng với bạn bè dưới dạng blog, facebook.

Ngay khi con ăn vạ và cha mẹ nóng giận, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá con bằng suy nghĩ chủ quan của mình. Việc ghi lại nhật ký, đọc lại sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn khách quan hơn.

Bước 2: Tìm ra điểm mấu chốt, nguyên nhân của vấn đề

Hãy xem xét lại những lúc con ăn vạ hay mỗi lần hai anh em cãi nhau, ai là người châm ngòi trước? Khi nào bạn giải quyết tốt cơn ăn vạ của con, lúc nào càng nói con càng không nghe lời? Mỗi lúc như vậy, bạn phản ứng thế nào?

Càng xem xét lại, ghi chép và đọc lại, bạn càng nhận ra điểm mấu chốt, vấn đề chính, nguyên nhân con ăn vạ, phản kháng.

Các bậc cha mẹ chúng ta mỗi người thường có thói quen phản ứng lại ngay lập tức với những đòi hỏi, hành động của trẻ mỗi khi trẻ làm việc gì đó khiến ta không hài lòng, tùy vào mức độ mà cảm xúc của chúng ta sẽ thay đổi, cáu giận, quát mắng hay giữ được bình tĩnh. Bạn hãy nhìn lại và tự hỏi bản thân xem:

– Hành động nào của con khiến bạn bực mình?
– Lời nói nào của con khiến bạn khó chịu?
– Bạn đã phản ứng với con như thế nào?

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để lần tới bạn biết cách kìm nén cơn giận với con

Bước 3: Thử suy nghĩ xem liệu bản thân mình có thể làm được gì

Khi đã nhận ra được điể mấu chốt của vấn đề thì việc tiếp theo bạn nên nghĩ đến đó là câu hỏi “Bây giờ bạn muốn làm gì”, “Bây giờ bạn có thể làm gì”

“Quá khứ và người khác thì không thể thay đổi, nhưng tương lai và bản thân mình thì có thể thay đổi”. Nếu như chúng ta bỏ quá nhiều sức lực vào một việc mà biết chắc rằng không thể thay đổi nó (liệu bạn có thể thay đổi được con bạn không) thì tại sao bản thân mình không thử thay đổi cách làm xem sao?

Đôi khi các bậc cha mẹ bị chính những cảm xúc, những kỳ vọng ảo tưởng về con cái làm che mờ hết đi sự thực và cái nhìn khách quan để phán đoán sự việc. Bạn hãy thử thay đổi, tự đặt ra mục tiêu từ hôm nay sẽ điều chỉnh cảm xúc và hành động của mình để không cáu giận với con nữa.

Bước 4: Đầu tiên là cứ thử hành động xem sao

Không ít bố mẹ đọc bao nhiêu cuốn sách hay, tìm hiểu trên mạng bao nhiêu kiến thức tốt về các phương pháp nuôi dạy con, kết cục là khi áp dụng không như mình mong muốn lại nản chí bỏ qua, thiếu tự tin và động lực để theo đuổi đến cùng.

Lời khuyên duy nhất của tác giả cuốn sách cho các bậc cha mẹ đó là: “Cách này không được thì hãy thử cách khác, ít nhất hãy thử làm xem sao. Nếu không thử thì chẳng bao giờ bạn biết được chúng có thành công hay không!”.

 

 

theo: mecon

Leave a Reply

Or