Trẻ tự kỷ có phẩm chất thiên tài?

Giữa tự kỷ và thiên tài có quan hệ mật thiết như thế nào? Theo “Nhật báo khoa học” Trung Quốc, trẻ em tự kỷ chỉ thực sự rất gần với thiên tài, chỉ cách thiên tài có một bước chân.

Một nghiên cứu do ông Dương Tư Nguồn, bác sỹ – tiến sỹ khoa phục hồi chức năng trẻ tự kỷ, bệnh viện Nhi Quảng Châu, Trung Quốc thực hiện đối với 8 trẻ em thiên tài chỉ ra rằng, một số kỹ năng đặc biệt của các em tồn tại một mối quan hệ nhất định với tự kỷ.

Trong 8 thiên tài này có 3 thiên tài được chẩn đoán là bị bệnh tự kỷ. Khi chuyên gia chia nhóm để đối chiếu, so sánh, những thiên tài này cũng dành được số điểm cao nhờ thông qua việc thử nghiệm nghiêng về tự kỷ. Ngoài ra, thông thường trong gia đình trẻ thiên tài có một người như bố/mẹ hoặc chú/bác đã từng bị chẩn đoán là tự kỷ. Điều này chứng tỏ thiên tài có mối liên quan rất mật thiết với tự kỷ.

Trẻ em tự kỷ có phẩm chất thiên tài?

(Ảnh minh họa: internet)

Tự kỷ (tiếng Anh: autism) là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh biểu hiện rối loạn tâm thần. Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng.

Trẻ em như thế nào thì được xác định là thiên tài? Bác sỹ Dương Tư Nguồn cho rằng, nếu chỉ có một khả năng rất mạnh mà các khả năng khác đều dưới mức trung bình thì không được xem là thiên tài. Trong nhận định của bác sỹ, thiên tài thật sự là có một hoặc nhiều khả năng đặc biệt vượt trội, đồng thời các khả năng khác của trẻ cũng giống như những đứa trẻ bình thường khác, đấy mới là thiên tài thực sự. Nếu chỉ có một khả năng rất nổi trội nhưng các khả năng khác mơ hồ, loại này có quan hệ với hội chứng Asperger.

Hội chứng Asperger (Asperger syndrome) là một dạng khó khăn chính trong giao tiếp xã hội, suy nghĩ rập khuôn và hành vi là đặc trưng của hệ thần kinh rối loạn phát triển. Trẻ không hiểu hoặc nghĩ về cảm nhận của đối phương, trẻ rất độc lập hành động, tự cho mình là trung tâm. Loại này ở một mặt nào đó thực sự có thiên tài.

Bác sĩ Dương Tử  Nguồn viết: “Tôi đã từng gặp và tiếp xúc với một đứa trẻ gốc Hoa lớn lên ở Mehico, khi bé đến một nơi nào đó chỉ nhìn qua một lần cũng có thể lấy bút lập tức vẽ ra cụ thể phong cảnh cháu nhìn thấy lúc đó. Tôi đối chiếu xem, cơ bản giống y đúc với vật thực. Đứa trẻ này trong một khả năng nào đó đích thực khá nổi trội, nhưng khi bé tiếp xúc với các bạn nhỏ khác ở lớp lại không có khả năng chơi đùa, giao lưu. Khi bé nói cũng có một đặc điểm không diễn đạt được ra ý nghĩa muốn nói. Bé cũng hiếm khi nghĩ đến người khác, tự mình là quan trọng và việc bé thích nhất là vẽ tranh.

Ngoài ra, một số cháu bé khác lại đặc biệt thích nhớ tên đường hay nhớ con số rất giỏi hay hoặc rất nhạy cảm với nhịp điệu âm nhạc hay khả năng tư duy tưởng tượng cũng rất tốt.

Hiện tại, có người nghiên cứu Einstein và nhà toán học nổi tiếng Trung Quốc Trần Cảnh Nhuận để xem họ có khuynh hướng tự kỷ hay không? Tôi cũng đang quan tâm tới vấn đề này. Liệu thiên tài đích thực có một chút liên quan đến hội chứng Asperger hoặc chứng tự kỷ chức năng cao hay không? Tuy nhiên, nếu là tự kỷ chắc năng thấp thì không được xem là thiên tài”.

Những điều bác sỹ phân tích trên cho thấy, khi chúng ta hiểu về chứng tự kỷ thì cần cẩn thận phân tích tự kỷ thuộc loại nào, là tự kỷ chức năng cao hay chức năng thấp, không nên đánh đồng vào một loại tử kỷ. Điều này giúp các bậc phụ huynh để huẩn luyện kỹ năng cho tương lai các bé sau này.

Bác sỹ kiến nghị, các bậc phụ huynh cố gắng quan sát và phát hiện các vấn đề của bé như giao lưu, ngôn ngữ, tình cảm… trước 3 tuổi. Bởi vì tự kỷ là loại bệnh hạn chế thời gian, càng can thiệp sớm thì càng có cơ hội chữa khỏi. Vì vậy, nếu trong nhà có biểu hiện xuất hiện thiên tài, phụ huynh không nên mù quáng chuyên tâm phát triển khả năng lĩnh vực này của trẻ. Nếu phụ huynh đặc biệt chú tâm phát triển lĩnh vực này của trẻ, trẻ sẽ ngày càng chìm sâu vào trong khả năng này, từ đó lơ là phát triển các chức năng khác, trẻ sẽ mất đi khả năng sinh hoạt bình thường trong cuộc sống. Điều này là điều mà các bậc phụ huynh không ai muốn nhìn thấy.

 

theo: mecon

One thought on “Trẻ tự kỷ có phẩm chất thiên tài?

Leave a Reply

Or