Trẻ sẽ bị lồng ruột nếu mẹ ép ăn nhiều

Với mong muốn con nhanh lớn và khỏe mạnh, nhiều bà mẹ cố ép con ăn mà không hề biết đó có thể là nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột.

Lồng ruột là từ chuyên ngành chỉ hiện tượng ruột non chui vào lòng ruột già. Trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, nhất là những bé bú mẹ và bụ bẫm thì thường có khả năng cao xảy ra lồng ruột. Dù có tới 90% trẻ bị lồng ruột không rõ nguyên nhân nhưng các chuyên gia cũng rút ra được kết luận rằng lồng ruột rất hay xảy ra ở trẻ bú mẹ, thường từ 4-9 tháng. Đặc biệt, càng những bé bụ bẫm, ham ăn, bị mẹ nhồi nhét ăn dẫn đến nhu động ruột phải hoạt động mạnh thì càng dễ bị lồng ruột.

Vì vậy, các mẹ cần lưu ý rõ về căn bệnh này để còn kịp đưa con đi cấp cứu, nhất là khi thấy bé có biểu hiện đau bụng sau khi được cho ăn no.

Biểu hiện của trẻ bị l​ồng ruột

Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý, khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột chứa lồng, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này khiến tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu, có khi khiến ruột bị tắc, dẫn đến đoạn ruột lồng sẽ bị hoại tử nếu không can thiệp kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện khi bé bị lồng ruột:

– Khi đang ăn chơi bình thường, bé bỗng nhiên khóc thét lên từng cơn. Trong cơn khóc bé thường ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài độ vài phút sau đó nằm yên 10 – 15 phút lại tỉnh dậy, có thể bú một ít rồi khóc tiếp.

trẻ bị lồng ruột
Khi đang ăn chơi bình thường, bé bỗng nhiên khóc thét lên từng cơn.

– Khi khóc mặt bé thường trắng bệch, lưng cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung.

– Nếu không được phân biệt và phát hiện sớm, sau lần quấy khóc đầu, ở lần khóc thứ hai, cách lần đầu khoảng 5 – 6 tiếng, bé sẽ bắt đầu nôn. Ở giai đoạn sớm, bé nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa, giai đoạn muộn hơn bé sẽ nôn ra mật xanh vàng, sau đó nôn ra dịch dạng phân.

Điều trị

Khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lồng ruột thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để việc xử trí được đơn giản và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu trẻ bị lồng ruột được phát hiện sớm thì có thể áp dụng phương pháp tháo lồng: bơm hơi qua hậu môn để đẩy chỗ ruột lồng ra.

Còn nếu sau 24 tiếng, khi khối ruột lồng đã bị hoại tử, thủng ruột, viêm phúc mạc, thì phải phẫu thuật cắt đại tràng ngoài ổ bụng hoặc cắt nửa đại tràng phải.

Theo Phunnutoday

Leave a Reply

Or