Trẻ nghe kém, vì sao?

Mất thính giác đang trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ do tiếng ồn trong môi trường. Tình trạng này gia tăng ở các thành phố lớn, khu công nghiệp.

Tại Mỹ, theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2013, ước tính có ít nhất 12,5% trẻ em và thanh thiếu niên từ 6-19 tuổi đã bị thiệt hại vĩnh viễn thính giác do phơi nhiễm tiếng ồn quá mức.

Nguyên nhân gây mất thính giác ở trẻ em

Mất thính giác bẩm sinh

Mất thính giác bẩm sinh có nghĩa là nó xuất hiện ở trẻ nhỏ khi sinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau của mất thính giác bẩm sinh, mặc dù chúng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận diện được, trong đó bao gồm cả yếu tố di truyền và không di truyền.

Các yếu tố không di truyền

Các biến chứng khi sinh: Do có sự xuất hiện của virut Herpes, rubella cytomegalovirus, Toxoplasmosis hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng khác, thiếu ôxy hoặc yêu cầu truyền máu vì một số lý do.

Sinh non: Trẻ sinh non là trẻ ra đời trước 37 tuần. Những trẻ sinh non này thường có vấn đề về hô hấp, thính giác, thị giác…

Do ảnh hưởng của hệ thần kinh hoặc rối loạn não: Trẻ sinh ra đã mắc các bệnh về thần kinh hoặc rối loạn não ảnh hưởng đến các cấu trúc thính giác khác của bào thai. Đây là nguyên nhân do người mẹ sử dụng thuốc (kháng sinh, thuốc chống viêm…) trong thời kỳ mang thai.

Trẻ sinh ra sẽ bị mắc các bệnh virut Herpes, Rubela (sởi Đức) hoặc tiểu đường… là do người mẹ sử dụng ma túy, lạm dụng rượu hoặc hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai.Cấy ghép ốc tai điện tử giúp kích thích dây thần kinh thính giác.

Trẻ nghe kém, vì sao? - ảnh 1

Cấy ghép ốc tai điện tử giúp kích thích dây thần kinh thính giác.

Các yếu tố di truyền

Nghe kém gene lặn: Đây là dạng mất thính giác di truyền phổ biến nhất. Điều này có nghĩa là cả cha lẫn mẹ đều mang di truyền gene lặn và di truyền cho em bé.

Các hội chứng di truyền: Bao gồm hội chứng Usher, hội chứng Treacher Collins, hội chứng Waardenburg, hội chứng Down, hội chứng Crouzon và hội chứng Alport.

Mất thính giác thoáng qua

Mất thính giác thoáng qua hoặc biến động ở trẻ em cũng gây bất lợi cho sự phát triển ngôn ngữ và lời nói. Thính giác thoáng qua do nhiễm trùng tai có thể xảy ra khi chất lỏng ức chế sự rung động của xương tai giữa nhỏ, làm cho việc truyền âm thanh trở nên khó khăn.

Thính giác thoáng qua có thể do viêm tai giữa, thường được gọi là nhiễm trùng tai giữa. Loại nhiễm trùng này rất phổ biến ở trẻ em vì vị trí của ống Eustachian trong thời thơ ấu. Theo thống kê có ít nhất 75% trẻ em có một lần bị viêm tai giữa lúc 3 tuổi.

Cách phát hiện trẻ gặp bất thường về thính lực

Trẻ mới sinh ra đã có thể đáp ứng lại những âm thanh xung quanh mình. Có một cách thử phản xạ tai rất đơn giản với trẻ sơ sinh, đó là 24 giờ sau sinh, khi con đang khóc trên tay, mẹ có thể đưa con lại gần, kề miệng vào tai con và phát ra những âm thanh nhẹ. Nếu con lập tức im lặng, mở mắt nhìn mẹ thì điều này cho thấy em bé có thể nghe được âm thanh.

Từ 3-4 ngày sau khi sinh trẻ có thể dần dần học được cách phân biệt nhiều âm thanh khác nhau. Mẹ có thể kiểm tra khả năng này bằng cách quan sát, bật âm thanh đơn ở một bên tai trái của bé và chờ con quay sang trái nhiều lần mỗi khi nghe thấy âm thanh. Sau đó bật một âm thanh khác ở bên phải và theo dõi xem trẻ có quay lại bên phải không. Cuối cùng, khi bật lần lượt hai âm thanh khác nhau, trẻ sẽ biết tự quay về phía âm thanh thu hút bé nhất.

Một số cha mẹ còn cho rằng trẻ sơ sinh sợ âm thanh, do vậy họ cố giữ cho phòng em bé thật yên tĩnh. Thực ra điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và cải thiện chức năng thính giác của trẻ. Trong ngày, trẻ sơ sinh nên được có cơ hội lắng nghe nhiều âm thanh khác nhau, có thể là nghe nhạc, tiếng người nói chuyện, tiếng động, va chạm của nhiều đồ vật khác nhau.

Các phương pháp chữa trị

Dùng máy trợ thính: Thiết bị trợ thính là một loại thiết bị có thể giúp trẻ nghe kém hiểu rõ hơn. Có nhiều loại thiết bị để lựa chọn, bao gồm cả máy trợ thính đeo tai hoặc những thiết bị gần như để hoàn toàn trong ống tai và rất kín đáo.

Cấy ghép ốc tai điện tử: Cấy ghép ốc tai là thiết bị sau khi cấy ghép sẽ có tác dụng kích thích dây thần kinh thính giác ở tai trong với kích thích điện. Cấy ghép ốc tai  cũng có một thiết bị ngoại vi và nhiều công ty sản xuất thiết bị thân thiện với trẻ em có thể được giữ với một dây buộc mềm.

Liệu pháp lời nói: Đối với những trẻ có thính giác ảnh hưởng đến lời nói, khi đó các chuyên gia sẽ giúp trẻ một liệu pháp tập luyện ngôn ngữ sau khi nghe máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử việc này sẽ giúp bé dần dần theo kịp với tiếng nói.

BS. Phạm Thanh Bình

Leave a Reply

Or