Trẻ hay lắc đầu: Liệu có phải dấu hiệu cho thấy trẻ mắc các bệnh về não hay không?

Trẻ nhỏ sẽ phát triển liên tục trong những năm tháng đầu đời mà biểu hiện rõ nhất là những phản xạ và kỹ năng vận động của trẻ. Vậy liệu việc trẻ hay lắc đầu có phải là dấu hiệu báo động trẻ đang mắc bệnh hay đơn giản chỉ là một cột mốc phát triển nào đó của trẻ?

Nguyên nhân khiến trẻ hay lắc đầu

Trẻ phải trải qua rất nhiều cột mốc và giai đoạn phát triển để hoàn thiện bản thân. Trong đó, bao gồm các kỹ năng về phản xạ và vận động chẳng hạn như từ việc trẻ có nụ cười đầu tiên, lần đầu trẻ biết mút ngón tay, trẻ biết nhấc chân cho bước đi đầu tiên hay trẻ bập bẹ ê a… Trong đó, có một hành động mà trẻ làm thường xuyên đó là trẻ hay lắc đầu. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết liệu đây có phải dấu hiệu trẻ đang mắc bệnh gì hay không?

Theo các chuyên gia thì việc trẻ hay lắc đầu có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Trẻ hay lắc đầu để kiểm soát cơ thể mình

Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang phát triển nhanh và trẻ muốn khám phá thêm nhiều điều xung quanh cũng như muốn bắt chước hành động của mọi người. Vì thế, bố mẹ không cần phải quá lo lắng khi nhìn thấy trẻ hay lắc đầu. Chỉ đơn giản là trẻ muốn học cách kiểm soát cơ thể mình mà thôi.

Do trẻ đang mệt mỏi

Tại sao trẻ hay lắc đầu thường xuyên?

Trẻ hay lắc đầu có thể là do bản năng nhưng cũng có thể là dấu hiệu trẻ mắc các bệnh về não

Khi cơ thể trẻ cảm thấy mệt mỏi thì hành động lắc đầu cũng là một cách bản năng để trẻ tự dỗ bản thân đi vào giấc ngủ. Các chuyên gia cho rằng sự lắc lư liên tục sẽ gây ra sự chóng mặt nhẹ và khiến trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Trẻ bị viêm tai giữa

Ngoài những nguyên nhân sinh lý thì việc trẻ hay lắc đầu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý trẻ bị viêm tai giữa hay viêm nướu. Bởi việc lắc đầu liên tục từ bên này sang bên kia sẽ giúp con cảm thấy thoải mái hơn. Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và có cách điều trị kịp thời.

Trẻ lắc đầu mỗi khi chơi đùa

Như đã nói thì hành động lắc đầu của trẻ có thể là một cách mà trẻ dùng để học hỏi và tương tác với mọi người. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tháng rất hay có hành động này vì trẻ bắt đầu biết tò mò, biết nghịch phá.

Lắc đầu là cách trẻ bám vào mẹ khi bú

Việc trẻ không biết cách dùng tay để điều chỉnh ngậm núm vú của mẹ một cách chuẩn xác thì việc lắc đầu là một cách cố gắng bám vào mẹ để có thể ngậm ti mẹ tốt hơn. Theo các chuyên gia thì điều này sẽ thường diễn ra trong ba tháng đầu và nó có ý nghĩa giúp bé kiểm soát phản xạ cơ bắp và học cách bám dễ dàng.

Liệu trẻ hay lắc đầu có nguy hiểm không?

Tình trạng trẻ hay lắc đầu hoàn toàn bình thường nếu nó diễn ra chừng mực. Chỉ khi nào trẻ vui đùa hay cố gắng đòi hỏi một điều gì đó và nó không phải là dấu hiệu của việc trẻ mắc các bệnh thần kinh hay tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ cứ lắc đầu liên tục từ bên này sang bên kia và kèm theo các dấu hiệu bất ổn về sức khỏe thì bố mẹ nên hết sức lưu ý.

Có thể kể đến một số dấu hiệu điển hình dễ nhận biết như:

Dấu hiệu trẻ hay lắc đầu

Nếu trẻ hay lắc đầu kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời

  • Trẻ thiếu tương tác với mọi người hoặc không có phản xạ cũng như không có phản ứng hay cảm xúc khi nghe thấy người khác gọi, những âm thanh khác cũng không tác động được đến trẻ.
  • Có tín hiệu giao tiếp kém, không biết sử dụng cử chỉ, hành động để giao tiếp. Thậm chí là không thể sử dụng cử chỉ một cách phù hợp, cũng như có âm lượng giọng nói kém.
  • Suy giảm cũng như thiếu hụt các kỹ năng cần thiết như kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động mặc dù trẻ đã lớn.
  • Trẻ hay lặp lại các hành vi hay chuyển động của mình, không hào hứng với những thứ mới mẻ, rất có thể đây là dấu hiệu của việc trẻ mắc bệnh tâm thần.
  • Trẻ mất kiểm soát trong hành động như đôi lúc mẹ bắt gặp con đập đầu vào tường, vào thành giường… và thậm chí trẻ lắc đầu liên tục trong suốt một thời gian dài.
  • Các cột mốc phát triển bình thường của trẻ như 3 tháng biết lật, 7 tháng biết ngồi, 9 tháng biết bò… trẻ đều không đạt được.

Làm thế nào để ngăn trẻ lắc đầu liên tục?

Phải làm gì khi trẻ hay lắc đầu?

Nếu trẻ hay lắc đầu không nguy hiểm thì bố mẹ cũng cần tìm cách hạn chế tình trạng này ở trẻ

Khi trẻ hay lắc đầu liên tục là dấu hiệu trẻ mắc bệnh thần kinh hay tự kỷ… thì tốt nhất bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để khám và điều trị đúng cách giúp trẻ có cuộc sống bình thường như nhiều bạn cùng trang lứa. Còn nếu việc trẻ hay lắc đầu chỉ đơn giản là do bản năng sinh lý của trẻ thì bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây để hạn chế việc trẻ hay lắc đầu:

  • Ngưng chú ý đến trẻ và không phản ứng lại khi trẻ đang lắc đầu. Nếu không sẽ kích thích trẻ làm việc đó nhiều hơn.
  • Theo dõi tần suất cũng như thời lượng mà trẻ lắc đầu để tìm ra nguyên nhân của tình trạng này.
  • Chú ý quan sát trẻ xem trẻ ở môi trường nào thì trẻ sẽ lắc đầu nhiều và cố gắng thay đổi môi trường đó. Nếu không mang lại kết quả thì nên đưa bé đến một không gian khác yên tĩnh hơn
  • Thực hiện các bước massage cho trẻ bằng tinh dầu để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn cũng như làm dịu đi các phản xạ của trẻ.

Theo Conlatatca.vn

Leave a Reply

Or