Trẻ bị suy dinh dưỡng nên ăn gì để mau tăng cân?

Trẻ bị suy dinh dưỡng là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ. Suy dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé.

Trong quá trình chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, điều quan trọng cần làm là quan tâm đến chế độ ăn uống cho trẻ. Vậy trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để mau chóng đạt cân nặng chuẩn?

Chế độ ăn uống cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa 1 ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.

Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, ngoài bú mẹ thì cần cho trẻ ăn thêm 4 bữa/ ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cần ăn 5 – 6 bữa/ngày. Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác thì mẹ cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho bé ăn thêm hoa quả chín để cung cấp thêm sức đề kháng.

Nên cho 1 ít dầu mỡ khuấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng cường chất béo trong bữa ăn của trẻ. Cho bé ăn thêm hoa quả chín. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

Các bà mẹ luôn băn khoăn rằng trẻ suy dinh dưỡng ăn gì?

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần tăng khẩu phần ăn và chế độ ăn cần đa dạng các loại thực phẩm

Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì?

Trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu lượng protein cần thiết, bên cạnh đó, những bé bị suy dinh dưỡng dạng thấp còi cũng do không bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho cơ thể. Vì vậy, khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần cung cấp nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin D, canxi.

Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ là:

  • Gạo, khoai tây.
  • Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
  • Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.
  • Dầu, mỡ.
  • Các loại rau xanh và quả chín.

Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung các chất sắt để chống chứng thiếu máu ở trẻ em như bí đỏ, gan động vật, thịt bò, hải sản,…; bổ sung kẽm và selen kích thích hấp thu thức ăn và tăng cường sức đề kháng. Các loại thực phẩm giàu kẽm và selen gồm hải sản. các loại đậu, củ cải trắng, lòng đỏ trứng gà,…

Gợi ý thực đơn dành cho trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1 và độ 2

Trẻ dưới 6 tháng

Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ để mẹ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt để nuôi con. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các loại sữa ngoài  thay thế thì phải có chỉ định của bác sĩ.

Trẻ từ 6 – 12 tháng

Ngoài việc cho trẻ bú thì mẹ nên cho trẻ ăn thêm nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ. Nếu trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì mẹ dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn theo tỷ lệ 10g giá đậu xanh/10g bột

Trẻ từ 13 – 24 tháng

6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng

9h: Cháo thịt + rau: 200ml ( khoảng 1 bát ăn cơm)

– Gạo tẻ: 30g (khoảng 1 nắm tay)

– Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)

– Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)

– Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)

Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì là thắc mắc của nhiều bà mẹ

Trẻ suy dinh dưỡng cần được bổ sung đầy đủ các chất nhất là canxi, vitamin D, protein, kẽm, selen,…

12h: Sữa: 200ml

14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng

17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ vẫn bú mẹ thì phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ uống thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

Trẻ 25 – 36 tháng

7h: Sữa cao năng lượng: 200ml

11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.

Cơm hạt: 2 bát lưng (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g

14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml

Gạo tẻ: 30g (chừng 1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).

17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau

20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát nhỏ.

Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê. Cho bé ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

Conlatatca

Leave a Reply

Or