Trẻ bị men gan cao, mẹ đừng chủ quan

Men gan cao là một trong những nguyên nhân gây dị ứng, ngứa ở trẻ nhỏ hiện nay. Bệnh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm và gây bất tiện cho cuộc sống của trẻ.

1. Nguyên nhân trẻ bị men gan cao

me-nen-lam-gi-khi-da-be-bi-noi-man-do.

Trẻ bị men gan cao có nguy cơ bị dị ứng cao

Men gan cao không chỉ là bệnh dành cho người lớn mà ngay trẻ nhỏ cũng bị căn bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu do bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa hoặc di truyền từ mẹ sang con lúc mang thai.

Trong đó:

– Khi trẻ còn nhỏ, sinh lý chưa phát triển hoàn thiện cộng thêm quá trình chuyển hóa cơ thể chưa ổn định dẫn tới chưa có sự thanh lọc các loại độc tố ra ngoài, chưa kể khi trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm sẽ gây ra các bệnh về gan như men gan cao, gan nhiễm virus.

– Trẻ uống nhiều kháng sinh ngay từ nhỏ cũng dẫn tới men gan cao.

– Trẻ bị rối loạn đông máu xuất huyết và nội huyết.

– Trẻ bị béo phì dẫn tới gan nhiễm mỡ, men gan cao.

– Trẻ uống sữa công thức cũng gây men gan cao do sữa công thức thiếu chất antitrypsin, chất này làm gan không chuyển hóa được hết các chất trong sữa và gây tích tụ gây nguy hiểm cho gan của trẻ.

2. Biến chứng khi bị men gan cao

Khi bị men gan cao, trẻ thường sẽ có hiện tượng sốt và nổi mẩn ngứa ngáy, bệnh thường nặng hơn về đêm gây khó chịu và bất tiện cho cuộc sống của trẻ.

Chưa kể, nếu để bệnh kéo dài có nguy cơ gây suy gan và khi trưởng thành sẽ bị ung thư gan. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị men gan cao như vàng da, nổi mẩn ngứa thì cần cho trẻ đi khám ngay để phòng bệnh và điều trị kịp thời.

3. Chế độ ăn uống cho trẻ men gan cao

tre-7-thang-tuoi-co-duoc-uong-men-tieu-hoa-khong11438680581.
Mẹ cần lưu ý cho trẻ bị men gan cao ăn uống hợp lý

Khi trẻ bị men gan cao, thực phẩm không chỉ là nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể mà nó còn là “thuốc” nếu mẹ sử dụng đúng cách, đặc biệt trường hợp men gan tăng cao nhưng ở mức độ nhẹ chưa cần phải dùng tới thuốc.

Những thực phẩm mẹ nên cho trẻ ăn

– Bổ sung vitamin A từ các thực phẩm như gan động vật, cà rốt, hẹ, lòng đỏ trứng, rau muống, rau chân vịt, bắp cải, cải bó xôi.

– Thực phẩm giàu vitamin B1, B2, B6 như giá, đậu, lạc, các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành, trứng…

– Thực phẩm giàu protein giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi chức năng gan như thịt nạc, trứng, các loại đỗ, rau xanh, cá.

Những thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế cho trẻ ăn

– Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt vì đường làm tích tụ tế bào hồng cầu dẫn tới tắc nghẽn và gây mỡ gan.

– Thực phẩm nhiều dầu mỡ vì có nguy cơ gây gan nhiễm mỡ và làm tăng men gan.

– Thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu.

– Thực phẩm nhiều chất phụ gia khiến gan phải làm việc quá tải và tăng men gan.

4. Cách phòng chống men gan cao ở trẻ

– Khi mang thai, người mẹ cần ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, điều độ khoa học để cung cấp đủ dinh dưỡng cho con, giúp mẹ khỏe con khỏe.

– Mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu và kéo dài trên 2 năm. Hạn chế tối đa việc sử dụng sữa công thức trong trường hợp mẹ không thể cho trẻ bú sữa mẹ vì phải điều trị bệnh hiểm nghèo chẳng hạn. Sữa công thức không chỉ ảnh hưởng tới men gan ở trẻ mà còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.

– Xây dựng chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ cho trẻ, luôn giữ cân nặng ở mức trung bình và giảm tối đa tình trạng béo phì.

– Cho trẻ tham gia luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Yeutre.vn

Leave a Reply

Or