Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?

Mỗi khi trẻ cảm, sốt đi kèm triệu chứng ho luôn là nỗi hoang mang cho bố và mẹ bởi không biết nên cho con ăn uống những thực phâm gì để không thiếu chất mà vẫn nhanh chóng khỏe mạnh. Dưới đây là một số giải đáp cho thắc mắc này.

Những thực phẩm trẻ bị ho nên kiêng ăn

1. Thực phẩm ngọt, nhiều dầu gây béo
Theo Đông y, ho phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hàng ngày nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng ho nặng hơn.

Ngoài ra, cũng không nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm chiên rán, bởi các thực phẩm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn, khiến bệnh ho càng khó chữa khỏi. Các thực phẩm chứa lượng chất béo cao như lạc, hạt dưa, sôcôla… khiến cơ thể sinh ra nhiều dịch đờm, làm bệnh ho càng nặng thêm.

2. Thực phẩm để lạnh
Đối với trẻ em bị ho không nên cho bé ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

tre bi ho nen kieng an gi
Khi bị ho, ngoài việc uống thuốc, cha mẹ cũng có thể cho bé ăn những loại thực phẩm có công dụng trị ho.

3. Thực phẩm chiên, rán
Khi trẻ em ho chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sinh nhiều đờm làm tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng.

4. Cá, tôm, cua

tre bi ho nen kieng an gi
Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?

Nếu cho bé ăn các thực phẩm này khi đang bị ho, bệnh sẽ càng nặng hơn. Việc này có liên quan đến tính kích thích của vị tanh với hệ hô hấp và do trẻ bị dị ứng với chất protein trong tôm cá.

5. Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la
Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi trẻ bị ho.

6. Thực phẩm bồi bổ
Không ít bậc phụ huynh cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.

tre bi ho nen kieng an gi

Thực phẩm giúp trẻ giảm ho

1. Các món ăn nhiều nước, dễ tiêu
Trẻ rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo, sữa… Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.

2. Nước đu đủ
Hoa đu đủ đực 15g, lá chanh 10g, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 – 5 ngày.

3. Nước lá mơ lông
Lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi 10g, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày.

4. Nước mía, húng chanh hấp

tre bi ho nen kieng an gi

Mía xanh 30g, lá húng chanh 30g. Mía xanh đem nướng cho vàng vỏ, ép lấy nước, cho vào bát cùng lá húng chanh đã rửa sạch thái nhỏ đem hấp cách thủy, lá húng chanh chín vắt lấy nước bỏ bã. Uống ngày 4 – 5 lần, uống liền 3 ngày.

5. Nước hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ 20g, vỏ quýt khô 5g, đường phèn 20g. Vỏ quýt khô thái nhỏ cho vào bát cùng với hoa cúc vạn thọ và đường phèn, đem hấp cách thủy. Khi đường tan hết, hoa cúc chín, dùng khăn vắt kỹ lấy nước, bỏ bã. Uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 4 – 5 lần cách xa bữa ăn. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

Trứng vịt hấp: trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 – 5 ngày.

6. Cháo tía tô

tre bi ho nen kieng an gi

Lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 – 5 ngày.

7. Cháo tỏi
Tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.

Theo Vietbao

Leave a Reply

Or