Trái cây nào độc hại nhất hiện nay?

Theo các chuyên gia hầu hết trái cây đều được sử dụng hóa chất ép chín và bảo vệ thực vật. Làm thế nào để phân biệt loại không chứa chất bảo quản?

Trái cây không thể thiếu hóa chất?
heo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) việc sử dụng các biện pháp ép chín trái cây theo ý con người là biện pháp từ xa xưa và không phải tất cả đều không an toàn, chỉ một số loại hóa chất được phép sử dụng trong quy trình này.

“Trong loại trái cây cũng có những chất đặc trưng mới có thể làm cho trái cây chín, già hóa và rụng (ethylen -C2H4), tuy nhiên để trái cây chín đồng loạt, nhiều nước trên thế giới đã dùng hóa chất để kích thích quá trình này. Đây là ứng dụng khoa học và không phải là chuyện đáng ngại về vấn đề an toàn thực phẩm”, PGS Thịnh cho hay.
Tương tự, hóa chất bảo quản được dùng để ngâm trái cây giúp chúng bảo quản được lâu, đặc biệt hiệu quả trong điều kiện vi sinh vật, sâu bọ nhiều.
qua-tang-cuoc-song-phan-biet-loai-trai-cay-doc-hai-thumb
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này không phải bất cứ cơ sở nào cũng đảm bảo đúng quy trình, liều lượng và loại hóa chất cho phép.

Chẳng hạn, người bán có thể dùng một vài hóa chất để ép chín mít, chuối song chỉ nên dùng với loại quả còn xanh, đã già, không nên dùng với loại non hoặc “hóa phép” cho hoa quả chín chỉ sau 1-2h. Nguy hiểm hơn, hiện nay nhiều cơ sở đã dùng hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, hoặc u rê trong việc bảo quản các loại trái cây, gây nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Vẫn theo PGS Thịnh, mít và chuối là hai loại quả được dùng các biện pháp ép chín nhiều nhất hiện nay trên thị trường. Các hóa chất làm chín trái cây cũng được sử dụng phổ biến ở đu đủ, xoài. Tuy nhiên, người tiêu dùng khó có thể biết chính xác thương lái sử dụng loại nào, có được phép hay không.

Bên cạnh việc xử lý trái cây mau chín, chín đều, người bán còn dùng hóa chất nhằm kéo dài thời gian bảo quản có thể hàng tháng đến hàng năm mà hoa quả không hỏng.

Theo PGS Thịnh, cam, táo hay bất cứ loại quả nào đều có thể dùng các hóa chất này, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng vào mùa hè – thời điểm vi sinh vật phát triển mạnh, khiến hoa quả nhanh hỏng.

Người tiêu dùng bảo vệ mình ra sao?
Theo ông Thịnh việc dùng hóa chất đối với trái cây nói riêng, tất cả rau củ quả hay các thực phẩm khác nói chung là điều khó tránh khỏi. Mức độ nguy hiểm của chúng ra sao tùy thuộc vào ý thức của cơ sở sản xuất, thương lái và sự quản lý của các cơ quan chức năng.
cach-nhan-biet-trai-cay-bi-ngam-thuoc-kich-thich-showbizvn-ava1
Vì vậy, người dân phải biết tự trang bị kiến thức cho mình những kỹ năng để hạn chế thấp nhất những loại hóa chất độc hại như lựa chọn những cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn, chọn trái cây đúng vụ.

Đặc biệt, việc ngâm rửa trái cây trước khi sử dụng là rất quan trọng giúp loại trừ các vi sinh vật, hóa chất. Tốt nhất, bạn nên ngâm rửa bằng nước lã, sau đó rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần, khi ăn gọt vỏ, đặc biệt gọt đến đâu ăn đến đấy, không để lâu để tránh tái nhiễm khuẩn.

Cách phân biệt một số loại quả hay bị ép chín hiện nay
– Mít: Loại chín tự nhiên có màu vàng nâu, chín đều cả quả, mùi thơm đặc trưng, bổ ra có nhiều nhựa. Mít ép chín có mùi thơm không bằng mít tự nhiên, gai còn nhọn, dày đặc, múi mít nhỏ, không có nhựa, phần bên trong cuống mít bị thâm, nhũn.

– Sầu riêng: Nếu chín tự nhiên, sầu riêng sẽ rất dễ dàng khi tách rời các múi, đồng thời cơm có mùi thơm đặc trưng dẻo mịn. Ngược lại sầu riêng chín ép rất khó để tách múi, cơm bị sượng và không có mùi thơm.

– Hồng xiêm: Loại được ngâm hóa chất có màu vàng thẫm, vỏ trơn bóng hầu như không tì vết nên rất bắt mắt. Ngược lại, hồng xiêm chưa qua tẩm chất có thể nhìn thấy màu hơi xanh đồng thời có các vân rõ và vỏ thường không trơn bóng.

– Xoài: Bên ngoài quả xoài tẩm chín ép thường có màu xanh hoặc xanh vàng nhạt nhưng bên trong lại chín vàng đều. Song mùi vị lại nhạt nhẽo và không có vị xoài. Đối với xoài chín tự nhiên, vỏ sẽ mỏng đi và có mùi thơm của xoài chín. Khi cắt ra, xoài có nhiều nước và cho vị ngọt tự nhiên.

Theo zing

Leave a Reply

Or