Top 10 bài thuốc dân gian trị dứt điểm viêm phế quản cho trẻ nhỏ

Viêm phế quản thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi thời tiết có sự thay đổi thất thường. Đây là căn bệnh cần được chữa trị kịp thời bởi nếu để lâu, bệnh nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là 10 bài thuốc dân gian giúp mẹ chữa viêm phế quản phổi cho trẻ:

Cao tỏi

“Đánh bay” Viêm xoang nhờ bài thuốc dân gian

Tỏi là loại thực phẩm chữa được rất nhiều loại bệnh thường gặp, trong đó có viêm phế quản phổi ở trẻ.

Trong tỏi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là selen, tốt cho sức khỏe, giúp kháng khuẩn,… Mẹ dùng 600g tỏi băm nhuyễn rồi cho khoảng 900g mật ong vào, ninh thành cao. Sau đó, cho trẻ dùng 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh.

Nước củ cải mật ong

Củ cải 500g, mật ong 50g, củ cải vắt nước trộn với mật ong, ngày 2 lần, uống hết.

Dâu tằm

Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn và giúp an thần nhẹ. Trong Y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà ở trẻ. Mẹ có thể dùng dâu dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột cho trẻ uống 4 – 12 g/ngày.

Tía tô

Tía tô không chỉ là một loại rau ăn hàng ngày mà chắc hẳn các mẹ đều biết đến công dụng trị ho, trị cảm sốt của loại lá này. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm, điều trị viêm phế quản ở trẻ. Mẹ dùng lá tía tô sắc cho trẻ uống ngày khoảng 3 – 10g.

Rau diếp cá

Rau diếp cá là một loại cây ngoài có tác dụng để ăn sống còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và được coi như một loại “thần dược” đối với bệnh nhân bị viêm phế quản.

Gừng

Mẹ mua rau diếp cá về nhặt lấy lá ngâm muối sạch, ép lấy nước. Sau đó hòa với nước vo gạo đặc hấp cách thủy trong khoảng 30-40 phút. Để trẻ dễ uống, mẹ có thể cho thêm 1 chút đường phèn. Mẹ nên kiên trì sử dụng phương pháp này từ 2 – 3 ngày là sẽ có hiệu quả.

Gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm.

Mẹ dùng gừng già 1 lát và 1 nắm gạo tẻ cùng cho vào nồi rang hơi vàng, đổ 2 chén nước, nấu trong 10 phút và lấy nước uống nóng.

Ô mai ngâm đường

Ô mai có thể kết hợp thêm với mật ong hoặc gừng để tăng thêm tác dụng giảm ho, nhất là ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh hoặc ho do viêm họng. Trong đông y, ô mai là vị thuốc kết hợp với nhiều vị khác để chữa các chứng ho lâu năm, ho lâu ngày, khản tiếng, viêm phế quản, viêm họng.

Ô mai tươi rửa sạch, dội qua nước lạnh, để ráo. Sau đó đặt trong lọ miệng rộng cứ một lớp ô mai, rải lên một lớp đường trắng, cho đến khi gần đầy lọ thì dừng, dùng băng keo dán kín, để nơi râm mát. Đến khi đường trắng trong lọ tan thành nước đường thì mẹ có thể lấy ra dùng. Cho trẻ dùng trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ, mỗi lần 3 quả ô mai. Dùng cho đến khi hết thì thôi, đồng thời mẹ nên nhớ cho trẻ kiêng dùng thức ăn lạnh, chua cay.

Sứa

Sứa biển không chỉ giúp chế biến nhiều món ăn ngon mà nó còn có tác dụng chữa một số bệnh như: thanh trừ giải độc cơ thể, thanh nhiệt hóa đàm tiêu tích, khu phong trừ thấp, ho suyễn nhiều đờm. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể dùng loại thực phẩm này để điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ.

Thịt sứa không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có công dụng trị bệnh viêm phế quản phổi

Nếu trẻ bị viêm phế quản ho đờm nhiều, mẹ dùng sứa 50g, dùng nước rửa sạch phần muối, củ năng 200g, để vỏ và bổ đôi, cho vào nồi đất sắc với 3 ly nước, uống từ từ lúc nóng.

Nếu trẻ bị viêm phế quản mãn tính thì dùng cao sứa 30g, cao vỏ nghêu 5g, mật ong 3g trộn đều rồi vo viên, cho trẻ dùng trong 10 ngày liên tiếp, mỗi ngày 3 lần và dùng sau bữa ăn.

Cam thảo

Trong 1 số thử nghiệm trên động vật, cam thảo đã được chứng minh là có tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khàn tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày mẹ cho bé uống 4-20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, hoặc có thể phối hợp với các vị khác.

Hạnh nhân giấm đường

Hạnh nhân 400 quả, giấm gạo 500g, tất cả chứa trong keo thuỷ tinh miệng rộng, đậy kín, để nơi râm mát thoáng gió. Dùng hàng ngày, sáng sớm bụng đói ăn 4 quả hạnh nhân, uống nữa muỗng giấm đường. Sau 100 ngày thì dùng hết 400 quả hạnh nhân giấm đường. Thường người viêm phế quản mạn tính dùng 400 quả hạnh nhân thì lành bệnh.

Theo eva

Leave a Reply

Or