Tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ mùa hè

Mùa hè là thời điểm nhạy cảm khiến bé mắc nhiều chứng bệnh, hãy cùng tìm hiểu một số bệnh mà trẻ dễ mắc để biết cách bảo vệ trẻ tốt hơn nhé!

1. Say nắng:

Mùa hè, là những kỳ nghỉ, những chuyến đi chơi thỏa thích của bé, tuy nhiên ánh nắng mặt trời mang những tia cực tím cùng nhiệt độ cao gay gắt là yếu tố tác động đến sức khỏe non nớt của trẻ. Bạn có biết tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng, còn nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ não gây nhức đầu, thậm chí có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não – làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới lớp vỏ. Bạn hãy cho trẻ uống nước và tránh cho trẻ ngoài nắng quá lâu trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Bổ sung thêm các loại rau quả có chứa nhiều caroten, vitamin E, C… có trong dưa hấu, dưa vàng, trái cây tươi, rau xanh,…

2. Sốt:

Sốt virus có triệu chứng sốt cao (từ 38-39 độ C, thậm chí 40-41 độ C), đau mỏi người, đau đầu, có thể có thêm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên (hắt hơi, sổ mũi, ho). Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường, trẻ thường kêu đau khắp người, đau đầu, do vậy trẻ thường quấy khóc, có thể xuất hiện viêm hạch, đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Sau 2-3 ngày trẻ bị sốt, nếu trẻ bị phát ban thì sẽ đỡ sốt. Đi kèm với biểu hiện phát ban, trẻ cũng có thể bị viêm kết mạc mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt hoặc chảy nước mắt. Với những trẻ bị viêm long đường hô hấp, khi ăn hoặc uống sữa trẻ trẻ có thể sẽ bị nôn nhiều lần. Sốt virus vốn là loại bệnh tự khỏi sau 1 – 2 tuần, dùng thuốc cho trẻ chỉ là chữa các biểu hiện như ho, sổ mũi, viêm họng và tăng thêm sức đề kháng qua việc truyền nước, bổ sung qua thực phẩm và rau quả tươi. Thuốc hạ sốt có thành phần acetaminophen được xem là thuốc hạ sốt phổ biến thường được dùng trong các trường hợp này. Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn và đưa trẻ đến ngay bệnh viện điều trị kịp thời, không để suy hô hấp nặng mới đi cấp cứu.

tim-hieu-ve-cac-benh-thuong-gap-o-tre-mua-he-2

3. Bệnh thương hàn và vàng da:

Biểu hiện của bệnh: đau bụng dưới, đau đầu, ngoài ra có thể bị sốt từ 7 – 10 ngày kèm các dấu hiệu không chịu ăn, buồn nôn, căng thẳng, mệt mỏi, nếu trẻ bị vàng da thì cơ thể và mắt có thể chuyển sang màu vàng hoặc hơi vàng. Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Nguyên nhân chủ yếu do trẻ ăn phải thực phẩm kém vệ sinh, bạn cần chú ý nhé!

4. Tiêu chảy, tả:

Nguyên nhân có thể do nhiễm virus đường ruột, dị ứng với thức ăn, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh,… Trẻ bị tiêu chảy, cơ thể mất rất nhiều nước nên điều bạn cần làm là bổ sung nước cho trẻ, nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì bạn nên cho trẻ bú nhiều hơn, bổ sung các loại rau quả tươi an toàn, cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi lỏng hoặc nôn trớ, với trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể bổ sung bằng cách uống nước súp, nước cháo, nước dừa, nước ép hoa quả tươi không đường.

 Tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ mùa hè

Trẻ lớn hơn thì có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tăng dần lên lượng dinh dưỡng để cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Nên có sự chỉ dẫn khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào và khi có biểu hiện như không ăn được, sốt cao, phân có máu thì cho trẻ đến ngay bệnh viện để khám chữa kịp thời.

5. Bệnh ngoài da:

Biểu hiện là những nốt đỏ nổi trên bề mặt da gây ngứa, khó chịu cho bé. Do lỗ chân lông bị bít bởi những chất nhờn, bẩn mà đặc biệt vào mùa hè nắng nóng sẽ hoạt động mạnh hơn. Bạn hãy tắm cho bé sạch sẽ, có thể dùng chanh hoặc xà bông khi tắm. Tắm xong có thể thoa phấn rôm hoặc kem chống viêm. Lau khô mồ hôi cho trẻ nhất là những vùng lưng, cổ, nách, bẹn.

 Tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ mùa hè

Leave a Reply

Or