Tiến sĩ dược điểm danh 11 thứ cấm kỵ cho trẻ dưới một tuổi

Tốt nghiệp thạc sĩ tại Mỹ và là mẹ của 3 nhóc tì, Huyền Ny chăm con dựa trên những hiểu biết khoa học.

1. Sữa tươi

Dưới một tuổi, trẻ chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sữa tươi từ bò hay ngay cả sữa đậu nành đều có chứa loại đạm mà cơ quan tiêu hoá của trẻ chưa có khả năng hấp thụ. Bên cạnh đó, những khoáng chất trong sữa tươi hay sữa đậu nành làm ảnh hưởng đến cơ quan thận còn non yếu của bé.

2. Mật ong

Trong mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Sau khi vào cơ thể, chúng có khả năng sống và phát triển trong đường ruột của con và gây ra chứng botunism. Chứng này làm yếu các cơ do đó con sẽ khóc yếu, bú hoặc nuốt rất khó khăn, táo bón…

3. Trứng

Thức ăn của gà có chứa nhiều thuốc trụ sinh và tăng trưởng. Trứng của gà do đó cũng chứa những chất này. Hiện nay, số trẻ em dị ứng với trứng gà đang ngày càng gia tăng trên thế giới. Trẻ ăn vào có thể bị dị ứng trầm trọng dẫn đến ngạt thở và tử vong. Bố mẹ nên chờ khi con ngoài một tuổi mới thử và chỉ với liều lượng rất nhỏ rồi quan sát phản ứng của con, sang các hôm khác có thể tăng lên dần.

4. Đồ biển

Trong đồ biển có hàm lượng thủy ngân, tuy là bình thường cho người lớn nhưng lại là quá cao cho trẻ em dưới một tuổi. Nhiều trẻ sơ sinh hiện nay bị dị ứng với đồ biển. Tiếp xúc quá sớm, phản ứng quá mạnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con.

tien-si-duoc-diem-danh-11-thu-cam-ky-cho-tre-duoi-mot-tuoi

Ngoài thời gian làm việc trong ngành dược tại Mỹ, Huyền Ny còn là một MC quen thuộc của nhiều chương trình giải trí.

5. Gia vị trong nấu nướng

Vị giác của các bé trong thời gian này vô cùng đơn giản. Hãy tập cho các con cơ hội được nếm thức ăn theo đúng vị nguyên gốc của chúng. Đồ quá mặn, chua, cay… sẽ ảnh hưởng đến thần kinh cũng như khả năng cảm nhận hương vị của đồ ăn sau này.

6. Các loại trái cây có vị chua

Cam, bưởi, dâu, blueberries, raspberries và blackberries… sẽ làm cho dạ dày có nồng độ acid cao hơn bình thường, gây khó chịu, buồn nôn… Đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây mẩn đỏ ở các vùng da quanh bẹn, lưng, mặt…

Trái cây tốt hơn cả trong thời gian này là chuối và táo được nấu sơ, xay nhuyễn. Bố mẹ cũng không nên cho trẻ ăn nho vì vỏ nho khó tiêu hoá và trái nho dễ gây ngạt nếu trẻ bị hóc.

7. Đậu phộng, bơ đậu phộng và các loại hạt điều, hạnh nhân

Đậu phộng ngày nay đã có sự biến đổi gene rất lớn và dễ gây ra dị ứng, trầm trọng có thể dẫn đến nghẹt thở và tử vong. Bơ đậu lại đặc rất khó nuốt, dễ gây ngạt thở đối với trẻ sơ sinh. Bố mẹ chỉ nên cho con thử món này sau một tuổi với liều lượng nhỏ. Không cho trẻ ăn các loại hạt cũng vì cùng một nguyên do.

8. Nước

Trong sữa đã có đủ lượng nước trẻ cần, việc cho trẻ uống thêm nước sẽ khiến cơ thể phải “nhả” sodium để cân bằng lại lượng nước thừa. Mất sodium ảnh hưởng tới sự phát triển của não và có thể gây co giật.

tien-si-duoc-diem-danh-11-thu-cam-ky-cho-tre-duoi-mot-tuoi-1

Bổ sung thực phẩm không đúng thời điểm có thể gây hại cho trẻ.

9. Đường và muối

Đây là nguyên nhân khiến gan và thận phải làm việc quá tải để cân bằng lượng đường và muối trong cơ thể. Muối còn gây trữ nước và tăng nhịp tim.

10. Vitamins

Trẻ em dưới một tuổi không cần thêm bất cứ một vitamin bổ sung nào trừ vitamin D dạng lỏng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, mẹ cần uống một viên prenatal vitamin. Trong đó có chứa đầy đủ các khoáng chất, vitamin cho mẹ và cần thiết cho sự phát triển trí não, thể lực của con.

Sau khi con chào đời, con sẽ cần được uống thêm vitamin D dạng lỏng đều đặn mỗi ngày trong vòng một năm. Vitamin D cần thiết cho sự phát triển của xương.

– Nếu trẻ uống 100% sữa mẹ: Sữa mẹ có vitamin D nhưng không đủ nên cần bổ sung một ml (400IU) mỗi ngày.

– Nếu trẻ uống 100% sữa bột: Sữa bột có nhiều vitamin D hơn sữa mẹ, tuy nhiên vẫn không đủ nên cần bổ sung 0,5 ml mỗi ngày.

– Nếu trẻ vừa uống sữa mẹ và sữa bột: Bổ sung thêm từ 0,75 ml đến một ml vitamin D dạng lỏng mỗi ngày.

Con từ một tuổi trở lên, bố mẹ có thế ngưng cho con uống vitamin D dạng lỏng và không cần bổ sung thêm bất cứ một vitamin nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Ba mẹ cần điều chỉnh thực đơn để con có được một chế độ dinh dưỡng phong phú với nhiều thành phần thức ăn đạm, tinh bột, rau quả, trái cây… Con hơn một tuổi có thể uống sữa tươi mỗi ngày để đủ lượng canxi và vitamin D cần thiết.

Tiến sĩ Huyền Ny

Leave a Reply

Or