Tiêm phòng cúm: Lợi cả đôi đường

Bệnh cúm có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mẹ bầu nên tiêm phòng cúm trong thai kỳ của mình

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu bị nhiễm cúm trong thời gian mang thai, nguy cơ gặp biến chứng của mẹ bầu sẽ cao hơn rất nhiều, đặc biệt trong những giai đoạn sau của thai kỳ. Trong đó, biến chứng phổ biến nhất là viêm phế quản, và rất dễ phát triển thàng viêm phổi.

Ngoài ra, việc bị cảm cúm khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến thai nhi bị sinh non, nhẹ cân sau sinh. Nghiêm trọng hơn, có thể gây thai chết lưu hoặc khiến bé tử vong ngay trong tuần đầu tiên sau khi sinh.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên chủ động tiêm phòng cúm khi mang thai ở bất cứ thời điểm nào, cho dù thời điểm mới bắt đầu mang thai hay đã ở những ngày cuối cùng của thai kỳ. Bởi vắc-xin phòng cúm được chế tạo từ vi-rút chết, rất an toàn cho phụ nữ mang thai và cục cưng của mình.

Cảm cúm khi mang thai

Với hệ miễn dịch suy yếu trong quá trình mang thai, bầu dễ thành đối tượng tấn công của các loại vi-rút gây bệnh, nhất là vi-rút cúm

Tiêm phòng cúm: Khi nào tốt nhất?

Việc tiêm phòng cúm khi mang thai có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, để bảo vệ mẹ và bé tốt nhất, bạn nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Ngoài ra, việc tiêm phòng trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm, bởi dịch cúm có xu hướng “lan tràn” trong giai đoạn này. Việc chủng ngừa vắc-xin phòng cúm càng diễn ra sớm chừng nào, khả năng mẹ bầu được bảo vệ sẽ cao chừng nấy.

Để bảo đảm an toàn tuyệt đối, việc tiêm phòng cúm nên đươc thực hiện hàng năm. Do mỗi năm, các loại vi-rút gây cúm sẽ “lên cấp” nên các nhà nghiên cứu sẽ “tung” ra những loại vắc-xin mới để phù hợp.


Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bị nhiễm cúm?

Tất nhiên là không bầu nhé! Không giống những loại vắc-xin được chế tạo từ vi-rút sống, vắc-xin phòng cúm được tạo ra từ những loại vi-rút chết nên không thể gây bệnh cúm. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể sẽ gây sốt nhẹ hoặc đau nhức các cơ trong một vài ngày.

Tiêm phòng cúm khi mang thai: Lợi cả cho trẻ

Không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, theo một số nghiên cứu cho thấy, việc tiêm phòng cúm còn giúp làm tăng khả năng miễn dịch của bé cưng sau khi sinh. Theo đó, những bé có mẹ tiêm phòng cúm trong thai kỳ thường ít phải dành thời gian “ghé thăm bác sĩ” hơn những nhóc khác.

 

Tiêm phòng cúm cùng lúc với tiêm phòng ho gà: Có nên không?

Theo các chuyên gia, việc tiêm phòng cúm và tiêm phòng ho gà, hay mũi Tdap ( vắc-xin phòng Bạch hầu- Ho gà – Uốn ván) song song sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, vắc-xin phòng ho gà chỉ được tiêm phòng trong tam cá nguyệt thứ ba, từ tuần 28 – tuần 32 của thai kỳ. Trong khi đó, việc tiêm phòng cúm nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or