Thực đơn cho bà bầu trong 1 tuần với phong vị “fusion food”

Thực đơn cho bà bầu trong 1 tuần gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ cảm thấy hứng thú hơn trong việc ăn uống, thu nạp thêm chất dinh dưỡng cho thai nhi khỏe mạnh.

Trường phái ẩm thực “fusion food” được thực khách khắp thế giới yêu thích không chỉ bởi cách kết hợp đa dạng các loại thực phẩm mà còn bởi hương vị độc đáo. Thực đơn cho bà bầu trong 1 tuần theo phong vị “fusion food” ở đây là cách gợi ý món Âu – Việt xem kẽ cho mẹ, hơi biến tấu so với phiên bản gốc là phải kết hợp trong cách nấu nướng của đầu bếp.

thực đơn cho bà bầu trong 1 tuần

Đa dạng thực đơn mỗi tuần giúp mẹ bầu ốm nghén ăn ngon miệng hơn

Những thực phẩm tốt cho bà bầu

Khéo léo lựa chọn các nguyên liệu để chế biến món ăn ngon miệng trong thời gian mang thai vừa giúp bầu ngon miệng lại có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Dù đang trong cơn ốm nghén hành lên xuống hay đã bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba mẹ vẫn nên đảm bảo cung cấp đủ:

  • Ngũ cốc và các loại hạt khô 170gr (khoảng 650 calo)
  • Rau xanh: 100-150gr (khoảng 200-250 calo)
  • Hoa quả: 80-150gr(khoảng 200-250 calo)
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: 500ml (hoặc 70gr) (khoảng 350-400 calo)
  • Đạm (thịt, cá): 150gr (khoảng 300-350 calo)
  • Dầu ăn: 5-6 thìa (khoảng 150-200 calo)

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, chế độ ăn cho bà bầu cần có đủ 4 nhóm chất:

  • Chất bột gồm: Gạo, mì, ngô, khoai…
  • Chất đạm gồm: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…
  • Chất béo gồm: Dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: Rau có màu xanh và các loại quả chín

3 nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng được ví như “xe cần xăng để chạy” gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo. Nhóm thứ 4 thường được gọi là “xe muốn chạy tốt cần có nhớt” tức là khi thiếu sẽ gây những hậu quả xấu cho sức khỏe.

Ngoài các nhóm thực phẩm trên, phụ nữ mang thai cần bổ sung các loại vitamin  A, B, C, D, E, K… thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

  • Canxi: 1.000mg mỗi ngày, bổ sung qua sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
  • A-xít folic: Có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, súp lơ, đậu…
  • Omega 3: Có trong cá hồi, dầu ăn, dầu ô-liu và mỡ cá…
  • Protein, chất đạm: Lựa chọn từ các thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng và đậu…
  • Sắt: Có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò, đậu đỗ…
  • Kẽm: Trong cá, hải sản, thịt, thịt gia cầm và sữa
  • Iốt: cần bổ sung để bé phát triển hoàn thiện não bộ

Thực đơn 7 ngày trong tuần

Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
Thứ 2
  • Kiểu Tây: Low-Gi muesli – Sữa chua – Trái cây
  • Kiểu Việt: Bún bò – Nước ép cam
  • Kiểu Tây: Gà salad bơ – Rau xanh – Pho mát
  • Kiểu Việt: Cơm gạo lứt – Thịt kho tàu – Cải xào thịt bò – Canh bầu nấu tôm
  • Kiểu Tây: Thịt bò sốt nấm – Rau bina – trứng luộc
  • Kiểu Việt: Cơm gạo lứt – Tôm rim – Canh rau dền thịt bằm
Thứ 3
  • Kiểu Tây: Trứng luộc – Bánh mì bơ
  • Phở gà – Nước ép táo dâu
  • Kiểu Tây: Các loại rau xanh, cà rốt, ớt đỏ, cà chua, rau diếp
  • Kiểu Việt: Cơm trắng – Sườn kho khoai tây – Rau muống xào – Canh rau ngót nấu sườn
  • Kiểu Tây: Thịt gà phi lê nhồi phô mai, bánh mì ăn kèm
  • Kiểu Việt: Cơm trắng – Đậu hũ sốt thịt bằm – Canh bí đỏ – Trái cây
Thứ 4
  • Kiểu Tây: Bánh mì trứng, cà chua, phô mai
  • Kiểu Việt: Bánh giò – Nước ép lựu
  • Kiểu Tây: Bò sốt nấm, bánh mì nướng – Salad Nga
  • Kiểu Việt: Cơm trắng – Khổ qua xào trứng – Thịt heo nướng – Canh chua
  • Kiểu Tây: Pizza hải sản – Kem
  • Kiểu Việt: Cơm gạo lứt – Gà kho – Rau lang luộc – Canh bí đao – Sữa chua
Thứ 5
  • Kiểu Tây: Bánh yến mạch, mật ong, một ít trái cây
  • Kiểu Việt: Bánh cuốn – Nước dừa
  • Kiểu Tây: Súp rau củ – Gà nhồi nấm
  • Kiểu Việt: Cơm trắng – Rau luộc kho quẹt – Canh khoai sọ nấu sườn – Trái cây
  • Kiểu Tây: Mì Ý hải sản
  • Kiểu Việt: Cơm gạo lứt – Ngó sen xào tôm – Cá lóc kho tộ – Canh khổ qua – Trái cây
Thứ 6
  • Kiểu Tây: Bánh Pancake – Ngũ cốc
  • Kiểu Việt: Bún cá – Nước ép cam táo
  • Kiểu Tây: Salad các loại – Súp nấm
  • Kiểu Việt: Cơm trắng – Sườn xào chua ngọt – Thiên lý xào bò – Canh khoa mỡ
  • Kiểu Tây: Shushi chay, rau củ luộc
  • Kiểu Việt: Cơm gạo lứt – Tôm rang thịt – Đậu que xào – Bầu luộc
Thứ 7
  • Kiểu Tây: Bột ngũ cốc – Chuối – Sữa
  • Kiểu Việt: Cơm tấm – Nước ép thơm
  • Kiểu Tây: Salad rau nấm, bơ, rau củ – Sườn nướng
  • Kiểu Việt: Gà nấu hạt điều – Bánh Flan
  • Kiểu Tây: Ức gà nướng – Rau củ nướng
  • Kiểu Việt: Lẩu gà nấm
Chủ Nhật
  • Kiểu Tây: Bánh mì nướng bơ đậu phộng- Trái cây
  • Kiểu Việt: Hoàng thánh – Sữa chua
  • Kiểu Tây: Khoai tây nghiền, phô mai – Bò áp chảo
  • Kiểu Việt: Bún và riêu cá chép
  • Kiểu Tây: Cá chẽm phi lê áp chảo, măng tươi nướng
  • Kiểu Việt: Lẩu cua đồng

Mẹ có thể tham khảo thử thực đơn cho bà bầu trong 1 tuần theo kiểu Tây và kiểu Việt trên đây. Biết đâu đó “đổi gió” lại vui và ngon miệng hơn, mẹ nhỉ!

Marrybaby

Leave a Reply

Or