Thực đơn bà bầu cần tránh

Mẹ ăn nhiều đường rất dễ dẫn đến bé sinh ra bị thừa cân, béo phì có khi còn là dị tật. Khả năng thải đường của phụ nữ khi mang thai sẽ giảm, vì thế nếu mẹ cứ nạp lượng đường quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu quá cao,không có lợi cho sức khỏe.

Thức ăn nhiều mỡ động vật (trừ mỡ cá)

Nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong suốt thời gian bầu bí sẽ ảnh hưởng đến con. Trẻ dễ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, có nguy cơ ung thư cao hơn mức bình thường.

Thực tế mỡ động vật (trừ mỡ cá) luôn được liệt vào danh sách các món có nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe cho người bình thường nói chung và thai phụ nói riêng. Vì vậy tốt nhất trước khi bắt đầu mang thai và trong chín tháng thai kỳ, bà bầu nên sử dụng các loại thực vật như dầu cải, dầu mè, dầu hướng dương, dầu oliu. Những loại dầu này giúp bạn tránh nguy cơ béo phì, tim mạch, đồng thời giúp trẻ phát triển hoàn thiện trong bụng mẹ.

Tránh ăn nhiều mỡ động vật khi mang thai. Ảnh: Getty Images

Món ăn có nhiều đường

Mẹ ăn nhiều đường rất dễ dẫn đến bé sinh ra bị thừa cân, béo phì có khi còn là dị tật. Khả năng thải đường của phụ nữ khi mang thai sẽ giảm, vì thế nếu mẹ cứ nạp lượng đường quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu quá cao, không có lợi cho sức khỏe.

Ngay cả các loại trái cây có vị ngọt quá gắt như quýt đường, nhãn, mía… cũng chỉ nên hạn chế ở mức độ vừa phải, thỉnh thoảng mới nên ăn. Đồng thời nên có chế độ ăn lạt trong thời gian này.

Cá có thủy ngân

Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy khi mang thai nên ưu tiên cá đồng, cá sông hơn là cá biển. Nếu ăn cá biển nên ưu tiên cá hồi.

thuc-pham-co-hai-cho-ba-bau

Hải sản hun khói

Hải sản hun khói chưa qua chế biến nên bỏ qua khi mang thai. Những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.

Động vật có vỏ sống

Sò, ốc, hàu sống đều có chứa các ký sinh trùng và vi khuẩn. Khi mang thai bà bầu có thể ăn chúng với điều kiện chế biến chín kỹ, không làm tái sơ sơ, không ăn sống hoặc nấu sơ sài.

Sữa tươi chưa tiệt trùng

Nhớ kỹ rằng khi mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì có thể chứa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.

Mang thai chỉ nên uống sữa đã tiệt trùng. Ảnh: Getty Images

Món ăn nhiều muối

Ăn quá mặn trong giai đoạn mang thai sẽ khiến tăng huyết áp. Khi huyết áp lên cao, thai phụ sẽ xuất hiện các triệu chứng phù nề, hoa mắt, chóng mặt, ngay cả thận cũng dễ bị ảnh hưởng theo. Tốt nhất trong giai đoạn chín tháng thai kỳ, bà bầu nên ăn nhạt, hạn chế lượng muối nạp vào mỗi ngày không quá 6g.

Các món quá bổ

Đừng ăn món lạ, kể cả khi bạn được thông báo đó là món đại bổ để dưỡng thai đi nữa. Khi mang thai, hãy ưu tiên những món bạn đã quen thuộc, đã ăn nhiều trước đó mà không dị ứng, buồn nôn, ngộ độc. Những món bổ như nhân sâm, lộc nhung, đông trùng hạ thảo, máu tê tê… có khả năng gây mất cân bằng cho cơ thể, cao huyết áp, làm sẩy thai hoặc thai chết lưu chứ không tốt như bạn tưởng. Chưa kể, nếu ăn phải những món “bổ” mua từ nguồn không rõ ràng, trúng đồ giả thì nguy cơ cho thai phụ càng cao hơn.

Rượu bia

Bia chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Ảnh: Getty Images

Rượu, bia – dù là rượu thuốc – đều là thứ “chống chỉ định” với phụ nữ mang thai. Khi uống phải những chất kích thích này, thai nhi sẽ bị ngộ độc, chịu tác hại trực tiếp, phát triển chậm, có một số bộ phận dị dạng như đầu nhỏ, mắt to, cằm ngắn, thân ngắn (lùn), thậm chí tứ chi và tim cũng dị dạng. Nhiều đứa trẻ ra đời trí tuệ đần độn, bướng bỉnh, dễ mắc bệnh chỉ vì những món bia hay rượu thuốc mà mẹ uống trong giai đoạn mang thai với lầm tưởng rằng những món này là tốt.

Theo : ebe

Leave a Reply

Or