Thói quen “cần bỏ ngay” khi mang bầu

Nếu bạn đang hoặc sắp lên kế hoạch sinh ‘thiên thần nhỏ’, hãy lưu ý bỏ qua những thói quen này nhé!

Ai cũng mong con mình sinh ra được khoẻ khoắn, xinh đẹp và thông minh. Thế nhưng, bộ ba phẩm chất “Khoẻ – Xinh – Giỏi” này của bé có thể vô tình bị ảnh hưởng bởi những thói quen “xấu xí” của mẹ trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn đang hoặc sắp lên kế hoạch vài năm nữa cùng ông xã “hùn vốn” ra một thiên thần nhỏ, bạn đã biết hết những thói quen có hại này để mà phòng tránh?

Ăn nhiều

Với tâm lý phải ăn cho hai người nên ngay từ những ngày đầu mang thai, nhiều chị em đã ra sức bồi bổ cho cả mẹ lẫn con. Điều này thật ra lại phản khoa học vì có thể đẩy cả mẹ và con vào vòng nguy hiểm. Nếu thai phụ ăn quá nhiều dẫn đến béo phì thì rất dễ gặp biến chứng như tiểu đường, tiền sản giật, còn bé con thì có thể gặp nguy cơ bị tiểu đường và béo phì sau này. Phụ nữ nên tránh ăn quá nhiều, đặc biệt trong 6 tháng đầu khi cân nặng thừa được tích lũy thành mỡ, trước khi em bé thực sự cần cho nhu cầu tăng trưởng.

k14-0dbc0

Ăn quá nhiều không phải lúc nào cũng tốt cho mẹ và con.

Ăn cay

Ăn cay trong thời gian mang thai không chỉ làm cho chứng ốm nghén, nôn ói trở nên trầm trọng mà còn gây hại cho hệ thần kinh của bé, bởi đồ cay chứa nhiều chất gây tê, làm tê liệt thần kinh thai nhi, khiến bé không thể phát triển bình thường, thậm chí gây dị tật ở hệ thần kinh.

Nếu bạn là một tín đồ của các món cay, hãy ráng nhẫn nhịn chỉ trong tích tắc 9 tháng để giúp cả mẹ và con tránh những biến chứng đáng tiếc. Còn nếu “cơn nghiện” đồ cay vẫn âm ỉ thì bạn có thể thử các món ăn nóng cũng có tác dụng kích thích gai vị giác vùng cay.

Ăn lạnh

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, bà bầu ăn đồ lạnh thường xuyên sẽ khiến các mạch máu ở vùng bụng, trong đó có phần cổ tử cung, bị co thắt lại, gây trở ngại cho tuần hoàn máu ở thai nhi, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ sau này. Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chị em nên hạn chế tuyệt đối việc ăn đồ quá lạnh thường xuyên như uống nước lạnh, ăn kem, sữa chua đóng đá….

Uống trà, cà phê

Thai phụ chỉ nên uống trà và cà phê với hàm lượng vừa phải. Vì trà và cà phê có chứa chất kích thích nên nếu thai phụ lạm dụng có thể làm tăng những sự khó chịu như đau đầu, tim đập nhanh, mất ngủ. Ngoài ra, uống cà phê hay trà trong vòng 30 phút trước và sau bữa ăn có thể cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của mẹ. Do đó, khi uống các thức uống hay thực phẩm chế biễn sẵn, chị em đừng quên đọc nhãn thực phẩm để kiểm soát lượng caffeine hấp thụ.

Thói quen “cần bỏ ngay” khi mang bầu - 2

Chỉ số cà phê hoặc trà trong khẩu phần ăn của thai phụ nên duy trì
ở mức dưới 1 ly/ngày.

Hút thuốc

Bản thân của việc hút thuốc đã là không tốt cho cả mẹ lẫn con. Khi hút thuốc, mẹ hít vào rất nhiều các hóa chất nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tuần hoàn máu và lượng oxy trong máu của thai phụ sẽ bị thay thế bởi khí CO độc hại. Như vậy nếu mẹ hút thuốc khi mang thai, con sẽ nhận được khí ô-xy và chất dinh dưỡng ít đi và tiếp nhận hóa chất có hại nhiều hơn trong dạ con. Tim của bé buộc phải hoạt động vất vả hơn mà vẫn không tiếp nhận được nhiều khí ô-xy như bình thường. Các bé có mẹ hút thuốc thường gặp phải các vấn đề như khó phát triển khỏe mạnh, sinh thiếu cân, cơ thể bị lạnh khi mới sinh, có nguy cơ tử vong khi ngủ cao, nguy cơ mắc những chứng bệnh như hen suyễn rất cao.

Uống rượu

Mặc dù nhiều người cho rằng thai phụ vẫn có thể uống rượu miễn là với nồng độ và liều lượng vừa phải. Thế nhưng, các chuyên gia y tế khuyến cáo Bất kỳ phụ nữ nào uống rượu trong thời gian mang thai đều có thể gặp những nguy hiểm tiềm ẩn về sức khoẻ. Ngoài ra, theo các cuộc khảo sát thì các bà mẹ uống rượu hàng ngày trong thời gian mang thai, con của họ thường có những vấn đề liên quan đến đạo đức và sự bốc đồng hơn những trẻ em có mẹ không uống rượu. Dẫu đây chỉ mới là kết quả của các cuộc khảo sát và chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào xác nhận, nhưng vì tương lai tươi sáng của bé, tại sao chị em ta lại mạo hiểm để thử?

Thức khuya

Nhiều chị em phụ nữ vẫn tiếp tục đi làm ở những tháng đầu và giữa của thai kỳ. Do tính chất công việc hoặc những lo lắng trong cuộc sống mà nhiều thai phụ không tuân thủ chế độ ngủ nghỉ hợp lý cần thiết mà không biết rằng nếu thức khuya hoặc thiếu ngủ nhiều sẽ tác động xấu đến tâm sinh lý của cả mẹ và con. Ở những tháng cuối thai kỳ, áp lực của bào thai đè nặng lên tĩnh mạch phần thân dưới, gây hiện tượng phù nề. Thời gian đi ngủ hoặc nằm duỗi thẳng chân tay sẽ giúp giải tỏa áp lực, giảm bớt tình trạng phù nề. Ngoài thời gian ngủ lý tưởng 7-8 tiếng/ ngày, nếu có thể các thai phụ cũng nên tranh thủ chợp mắt 15-20 phút nghỉ trưa mỗi ngày.

Thói quen “cần bỏ ngay” khi mang bầu - 3

Công việc có quan trọng đến đâu cũng không nên “quấy rầy” giấc ngủ
quý giá của hai mẹ con.

Dùng mỹ phẩm

Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc lạm dụng một số loại mỹ phẩm nhất định trong thời gian mang thai có thể sẽ khiến các em bé khi chào đời sẽ mắc dị tật. Thời gian từ khi thụ thai đến lúc thai 12 tuần tuổi là thời gian hình thành, bắt đầu phát triển và hoàn thiện các tổ chức cơ thể, hình thành các tạng, hệ thống các cơ quan trong phôi.

Tất cả mọi bất thường, để lại những hậu quả về hình thái như dị dạng, biến dạng các chi hay dị tật tim… đều có thể xảy ra trong khoảng từ 7 – 10 tuần. Việc sử dụng mỹ phẩm trong giai đoạn này cần hết sức cẩn thận vì các loại mỹ phẩm tồn tại chủ yếu dưới hai dạng chính là qua đường uống và dùng ngoài da và sẽ dần thẩm thấu vào cơ thể mẹ rồi truyền sang con. Do đó, trước khi quyết định dùng mỹ phẩm trong giai đoạn mang thai, bạn cần cân nhắc có nên “Đẹp mẹ, Độc con” không nhé?

9 tháng “địu con” trong bụng, 1 năm ẵm bồng trên tay, nhiều năm dìu dắt con trên đường đời, và mãi mãi yêu con bằng cả trái tim, mỗi bé con là một kho báu không gì sánh nổi của cha mẹ. Hãy để kho báu này được vẹn nguyên giá trị bắt đầu bằng việc tránh xa những thói quen “xấu xí” ở trên, mẹ nhé!

Leave a Reply

Or