Thời gian biểu và thực đơn ăn uống sáng, trưa, chiều để thai nhi đạt chuẩn cân nặng theo từng tháng mang thai

Nhiều mẹ bầu lo lắng khi bác sĩ cho hay thai vẫn nhẹ cân dù đã gần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, làm thế nào để thai nhi tăng cân nhanh không phải là chuyện dễ, dẫn đến việc nhiều mẹ bầu rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười” khi cố gắng ăn nhiều mà chỉ có mỗi mẹ tăng cân. Vậy mẹ bầu ăn gì để con to mà vẫn “thon thả dáng ngà”?

Nguyên tắc ăn uống để “vào con không vào mẹ”

Nguyên tắc quan trọng đầu tiên mà mẹ bầu cần ghi nhớ đó là chia nhỏ bữa ăn. Theo các chuyên gia, mẹ nên chia bữa ăn trong ngày của mình thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ, việc này không chỉ giúp mẹ kiểm soát cân nặng tốt mà còn có thể hạn chế được các triệu chứng trong thai kỳ như ốm nghén, đầy hơi, khó tiêu,…

– Trong mỗi khẩu phần ăn của mình, mẹ nên chia các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ này: 25% protein + 25% tinh bột + 50% rau củ.

Khẩu phần ăn của mẹ nên có khoảng 50% rau củ các loại

Khẩu phần ăn của mẹ nên có khoảng 50% rau củ các loại

– Thay đổi các món ăn một cách thường xuyên: Đây là cách giúp cho những bà bầu bị ốm nghén có thể cảm thấy ngon miệng hơn và kiềm chế lại cả giác thèm ăn một món nhất định nào đó ở một số mẹ bầu. Không được ăn liên tục một món trong nhiều ngày, điều này thật sự không tốt chút nào cả.

– Hạn chế đồ ngọt: Bao gồm các loại bánh ngọt, nước ngọt,…thậm chí là các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên như xoài, vải, dưa hấu,… Nếu có thói quen uống nước ép trái cây hoặc sinh tố thì mẹ chỉ nên uống mỗi ngày 1 cốc và tốt nhất là không nên cho thêm đường.

– Thay thế sữa bầu bằng sữa tươi: Nhiều mẹ bầu cho rằng việc uống sữa bầu có thể khiến chỉ số cân nặng tăng nhanh. Dù chưa có thông báo chính thức nào từ các chuyên gia về vấn đề này, nhưng họ khuyến cáo các chị em nên hạn chế việc uống sữa bầu trong thai kỳ của mình. Nếu mẹ vẫn có thể ăn uống bình thường vì việc nạp dưỡng chất từ cả 2 nguồn thức ăn và sữa bầu có thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ làm việc quá sức, gây ra rối loạn và điều này thì không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Thay vào đó, mẹ nên uống sữa tươi đã tiệt trùng và tách béo hoặc ít béo, loại sữa này “nhẹ đô” hơn với sữa bầu nhưng vẫn cung cấp gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và quan trong là nó sẽ không khiến cho mẹ bầu “phát phì”.

– Uống đủ 3 lít chất lỏng (bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, canh,…) mỗi ngày.

– Một lưu ý đặc biệt khác là khi mang thai cơ thể mẹ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, do đó không nên kiêng tuyệt đối tinh bột như nhiều mẹ bầu vẫn làm. Do tinh bột cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu. Thay vào đó nên kiểm soát lượng tinh bột vừa đủ và chọn nguồn tinh bột có lợi. Mẹ có thể thay thế cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng,… bằng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang luộc, bắp luộc, các loại đậu,… để đảm bảo vừa cung cấp đủ ăng lượng cho cơ thể, không bị đói nhanh mà vẫn không lo lên kí nhiều.

– Tập luyện thường xuyên: Việc này không chỉ giúp mẹ giữ được vóc dáng thon gọn trong thai kỳ, giảm nhẹ gánh nặng mang tên “giảm cân sau sinh” mà nó còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, khiến cho việc hấp thụ dưỡng chất trở nên dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế được các triệu chứng trong thai kỳ như táo bón, chuột rút, mất ngủ, đau lưng khi mang thai,…Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những bài tập thích hợp với mẹ bầu.

Thực đơn tham khảo giúp mẹ xinh con khỏe

Mẹ có thể áp dụng thực đơn mẫu dưới đây vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để vừa có thể giữ dáng vừa không phải sợ thai nhi nhẹ cân.

Thời gian Thực đơn
Buổi sáng, sau khi tập thể dục Chú trọng ăn các món có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp năng lượng như 2 lát bánh mì nguyên cám, 2 quả trứng, rau xanh dạng hấp, luộc ăn kèm, cũng như vài lát trái cây ít đường như táo xanh, các loại quả mọng như dâu, việt quất, lê xanh giàu chất xơ và vitamin tốt cho tiêu hóa.
Các bữa phụ Sữa chua không đường hoặc sữa tươi không béo, các loại trái cây tươi cung cấp protein, canxi và vitamin cho sự phát triển của em bé cũng như giúp mẹ ổn định đường trong máu, tăng cường canxi cho lượng canxi hao hụt trong quá trình em bé lớn dần lên, phòng tránh còi xương ở bé và loãng xương ở mẹ bầu.
Bữa trưa và tối Chú ý đến các món giàu protein với thịt nạc hoặc cá ăn kèm với rau xanh, salad chế biến đơn giản không dầu mỡ, không đường, gia vị vừa phải, tránh những món mặn vì sẽ làm tăng lượng sodium trong cơ thể.

Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe, đẹp!

Conlatatca

Leave a Reply

Or