Các lợi ích của thanh long với sức khỏe

Chống oxy hóa

Thanh long rất dồi dào chất chống oxy hóa betacyanin và betaxanthins, giúp cơ thể chống lại hoạt động gây hại tế bào của các gốc tự do. Ăn thanh long mỗi ngày giúp phòng ngừa ung thư. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, thanh long là một nguồn lycopene mạnh, giúp giảm khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng.

Hỗ trợ trị viêm khớp

Thanh long còn được gọi là “quả chống viêm”. Bổ sung loại quả này vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp cải thiện bệnh.

Cải thiện chức năng tim

Trong một nghiên cứu được thực nghiệm trên động vật, thanh long làm giảm cholesterol xấu, và tăng cholesterol tốt. Các axit béo omega trong hạt đen có khả năng làm giảm tryglycerid và cải thiện hệ tim mạch.Thanh long cũng giúp ổn định huyết áp.

Thanh long: Cực tốt và cực độc, biết khi ăn kẻo rước họa vào người - ảnh 1
Chất chống oxy hóa trong thanh long hạn chế tác hại của các gốc tự do, giảm thiểu quá trình lão hóa của cơ thể. Nhờ vậy, thanh long cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư và các bệnh do tuổi tác gây ra. Ảnh minh họa: Internet

Tăng cường hệ miễn dịch

Thanh long chứa nhiều vitamin C hơn cà rốt, nó cũng chứa những dưỡng chất như: vitamin B, vitamin A, canxi, photpho, chất xơ,…. Tất cả những chất này đều làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Điều trị đái tháo đường

Thanh long giàu chất xơ, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định. Những chất trong loại quả này giúp thúc đẩy tuyến tụy sản xuất insulin, chất kiểm soát đường huyết ở người bị tiểu đường.

Tốt cho mắt

Vitamin A ở dạng carotene trong thanh long rất tốt cho võng mạc, làm tăng độ sáng và tầm nhìn của mắt. Nếu thiếu vitanmin A, chúng ta có thể mắc bệnh thoái hóa điểm vàng khi về già.

Thanh long: Cực tốt và cực độc, biết khi ăn kẻo rước họa vào người - ảnh 2

 

Phụ nữ mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó bà bầu dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn. Ảnh minh họa: Internet

 Hỗ trợ giảm cân

Thanh long là “bạn thân” của những ai muốn giảm cân. Bởi chúng chứa rất ít calo nhưng lại nhiều chất xơ. Bạn nên thêm loại trái cây này vào thực đơn để đa dạng hóa món ăn, tránh thiếu chất.

Ngăn ngừa ung thư

Chất chống oxy hóa trong thanh long hạn chế tác hại của các gốc tự do, giảm thiểu quá trình lão hóa của cơ thể. Nhờ vậy, thanh long cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư và các bệnh do tuổi tác gây ra.

Bổ sung máu

Thanh long là nguồn cung cấp sắt rất tốt cho cơ thể. Nhờ có sắt, cơ thể mới sản xuất được chất hemoglobin. Những ai mắc bệnh thiếu máu nên bổ sung Thanh long trong chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, Thanh long còn giúp ổn định huyết áp, rất có lợi cho những ai bị bệnh về huyết áp.

Thanh long: Cực tốt và cực độc, biết khi ăn kẻo rước họa vào người - ảnh 3
Thanh long giàu chất xơ, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định. Những chất trong loại quả này giúp thúc đẩy tuyến tụy sản xuất insulin, chất kiểm soát đường huyết ở người bị tiểu đường. Ảnh minh họa: Internet

Những điều tối kỵ khi ăn thanh long

Bị tiêu chảy không nên ăn, trái thanh long có tính lạnh. Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.

Nữ giới nên ăn ít, nữ giới có thể chất hư lạnh cũng không nên ăn nhiều thanh long. Nữ giới đến kỳ không nên ăn thanh long, để tránh tình trạng hành kinh không thông.

Người bị chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều cũng không nên ăn nhiều.Người mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.

Không ăn cùng sữa bò. Để tránh bị ảnh hưởng đến tiêu hóa, không nên ăn thanh long cùng lúc với sữa bò.

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều thanh long. Thanh long có chứa nhiều đường glucose, người bệnh tiểu đường nếu sử dụng nhiều thanh long sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Phụ nữ mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó bà bầu dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.

Theo Tienphong