Thai đôi, tiến triển và nguy cơ dễ gặp

Bình thường mang thai đã mệt, nhưng với các mẹ mang thai đôi hoặc đa thai càng mệt hơn. Ngoài việc tăng cường dinh dưỡng, chăm sóc,.. gấp đôi, thì mang song thai cũng mang nhiều nguy cơ khiến các mẹ lo lắng.

Tiến triển và các nguy cơ của sinh đôi

Nguy cơ trong thai kỳ:

– Sẩy thai, đẻ non: Là một biến chứng thường gặp, nguy cơ đẻ non cao gấp 6 lần thai thường ( khoảng 15-30% các trường hợp sinh đôi bị đẻ non trong đó khoảng 8% trước 32 tuần). Tỷ lệ tử vong và thai bệnh lý cao cũng do thai non yếu.

– Tiền sản giật: Xảy ra thường xuyên và sớm hơn các trường hợp một thai.

– Đa ối: Thường xảy ra vào thời kỳ cuối của 3 tháng giữa thai kỳ. Hay gặp ở trường hợp sinh đôi một bánh nhau, bất cân bằng tuần hoàn giữa hai thai.

– Hội chứng truyền máu cho nhận: Chẩn đoán hội chứng truyền máu cho nhận thường bắt đầu từ tuần thứ 22 đến tuần 24. Thai nhận có tình trạng đa ối, thai cho thì thiểu ối.

– Thai chậm phát triển trong tử cung: Là nguy cơ đứng thứ hai sau đẻ non, tỷ lệ gặp gấp 10 lần một thai. Hơn 50% trường hợp thai chết trong tử cung là hậu quả của thai chậm phát triển trong tử cung hoặc do sự bất cân bằng tuần hoàn hai thai.

– Nhau bám thấp: Là do sự tăng bề mặt của bánh nhau, nó làm tăng nguy cơ đẻ non, chảy máu do bong nhau,ngôi thai bất thường.

– Thai dị dạng: Nguy cơ thai dị dạng 2% trong sinh đôi, đặc biệt là sinh đôi đồng hợp tử  (10%).

– Thiếu máu: 3,2% trường hợp.

thai đôi, tiến triển và bất thường dễ gặp

Trong chuyển dạ, dễ gặp:

– Đẻ khó do cơn gò tử cung.

– Sa dây rốn.

– Đẻ khó thai thứ hai.

– Hai thai mắc nhau.

– Sang chấn sản khoa.

– Đờ tử cung sau đẻ.

Thái độ xử trí trong thời kỳ mang thai:

– Theo dõi, đánh giá sự phát triển của thai định kỳ, phát hiện sớm các nguy cơ cho thai và người mẹ. Bảo đảm vệ sinh thai nghén, chế độ dinh dưỡng.

– Dự phòng hiện tượng đẻ non: Phải có một chế độ nghỉ ngơi thích hợp cho thai phụ, tránh lao động và di chuyển nhiều trong thời kỳ mang thai.

– Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi có hiện tượng chuyển dạ đẻ non: Theo dõi và điều trị tại bệnh viện, nằm nghỉ tuyệt đối, dùng các thuốc giảm co, utrogestan, acid folic, sắt, vitamin D.

Việc theo dõi thai phụ và phát hiện các nguy cơ trong sinh đôi có thể được tiến hành ở tuyến xã, tuy nhiên không nên đỡ đẻ sinh đôi ở tuyến xã mà phải chuyển lên các tuyến trên.

Khi chuyển dạ

Nguyên tắc chung trong đẻ sinh đôi

– Kíp đỡ đẻ và săn sóc phải có ít nhất hai người trở lên. Tốt nhất nên có một nhà sản khoa, một bác sĩ nhi sơ sinh và một gây mê hồi sức.

– Trong quá trình chuyển dạ luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của người mẹ và hai thai, nhất là thai nhi thứ hai. Phát hiện kịp thời nguy cơ suy thai và có biện pháp xử trí thích hợp. Do tử cung quá căng nên cơn co tử cung thường yếu và thưa, cổ tử cung mở chậm. Nếu đủ điều kiện có thể bấm ối cho tử cung bớt căng, điều chỉnh cơn co tử cung để chuyển dạ tiến triển tốt hơn.

thai đôi, tiến triển và nguy cơ dễ gặp

Diến tiến cuộc đẻ:

Thông thường cuộc đẻ diễn ra qua 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Đẻ thai nhi thứ nhất: Thai thứ nhất thường là ngôi thuận, đôi khi là ngôi ngược. Thường ngôi lọt chậm, cơn co yếu. Nếu là ngôi chỏm thì đỡ đẻ như bình thường, chú khi khi ối vỡ dễ gây sa dây rốn. Sau khi thai sổ kẹp chặt dây rốn trước khi cắt để ngăn ngừa mất máu của thai thứ hai nếu có tuần hoàn nối thông.

– Giai đoạn 2: Sau khi thai thứ nhất sổ, buồng tử cung trở thành quá rộng đối với thai thứ hai làm cho thai không bình chỉnh tốt, dễ sinh ra ngôi bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược. Vì vậy cần kiểm tra ngay ngôi, thế và tình trạng tim thai của thai thứ hai. Chú ý rằng thai thứ hai luôn bị đe dọa trước nguy cơ thiếu oxy .

– Giai đoạn 3: Đẻ thai thứ hai. Tùy theo thai thứ hai ngôi gì mà có hướng xử trí thích hợp. Nếu ngôi ngang thì bấm ối, nội xoay thai tìm chân kéo thai ra ngay. Nếu là ngôi dọc, ngôi có thể là thuận hay ngược, tôn trọng thời gian nghỉ ngơi sinh lý  chờ có cơn go xuất hiện thì bấm ối cố định ngôi thai và sinh thường. Nếu cơn co tử cung yếu thì truyền oxytocin.

– Giai đoạn 4: Sổ rau. Thường hai bánh nhau cùng sổ một lúc hoặc liên tiếp sổ sau khi đẻ thai thứ hai. Nhưng cũng có trường hợp hai bánh nhau đều bong khi thai thứ hai chưa sổ làm thai thứ hai chết. Trong thời kỳ sổ nhau dễ có biến chứng chảy máu do đờ tử cung, do đó phải dùng thuốc co bóp tử cung ngay và duy trì nhỏ giọt tĩnh mạch. Sau đẻ cần kiểm tra bánh nhau để chẩn đoán sinh đôi một noãn hay hai noãn.

Thời kỳ hậu sản

Cần theo dõi sát sản phụ những giờ đầu sau đẻ vì dễ xảy ra chảy máu do đờ tử cung thứ phát. Bảo đảm tốt chế độ dinh dưỡng để tạo cho sản phụ khả năng nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có đủ sữa nuôi hai con.

Chỉ định mổ lấy thai sinh đôi trong trường hợp:

– Hai cực đầu của hai thai cùng xuống một lúc, chèn ép nhau.

– Thai thứ nhất là ngôi ngược, thai thứ hai thuận (hai thai có thể mắc nhau).

– Thai thứ nhất ngôi ngang.

– Thai thứ nhất  bị suy thai, sa dây rau không đẩy lên  được.

– Sinh đôi hai thai dính nhau.

– Rau tiền đạo, tử cung có sẹo mổ cũ, con so lớn tuổi.

Các mẹ cũng đừng quá lo lắng khi mình mang thai đôi, bởi lẽ với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cùng trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ, sẽ giúp các mẹ đón những thiên thần của mình một cách dễ dàng. Hạnh phúc của mẹ được nhân lên gấp đôi!

Meonuoicon sưu tầm

Leave a Reply

Or