Tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết về ngôi thai ngược

Thông thường, ở tuần thai thứ 35 thai nhi sẽ quay đầu xuống ngôi thai thuận. Tuy nhiên vẫn có khoảng 3% trong tổng số bé vẫn giữ nguyên tư thế mông quay xuống cổ tử cung, đầu xoay về phía đáy tử cung. Những trường hợp này được gọi là ngôi thai ngược.

Tìm hiểu về ngôi thai ngược

Ngôi thai ngược là tình trạng thai nhi trong tử cung chưa quay đầu về phía “cửa mình” của người mẹ. Điều này sẽ quyết định phần nhiều tới khả năng sinh thường hay sinh mổ. Tùy vào vị trí của thai nhi mà ngôi thai ngược được chia làm 3 loại:

– Ngôi mông đủ: bé nằm ở tư thế đầu gối co lại, đùi gập vào trong nên khi sinh phần mông sẽ ra trước.

– Ngôi mông thiếu: tư thế của bé khá “kỳ quặc”, chân duỗi thẳng lên đầu, phần mông vẫn ra đầu tiên.

– Ngôi ngược kiểu chân: Bé ở tư thế chân duỗi xuống thấp hơn mông nên chân ra trước khi sinh.

Để biết được chính xác thai nhi trong bụng có ngược hay không, mẹ nên đi siêu âm thai sau tuần thứ 32. Bên cạnh đó, mẹ có thể tự phán đoán bằng cách dùng tay sờ xuống vùng sườn trên nếu cảm thấy một khối tròn, cứng thì có khả năng đó là đầu của bé.

Ngoài ra, những mẹ bầu sau sẽ có nguy cơ bị ngôi thai ngược cao hơn:

ngôi thai ngược

Các dạng ngôi thai ngược.

Thai ngôi mông có sinh thường được không?

Mang thai ngôi ngược tuy không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi nhưng mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ. Nếu mẹ vẫn sinh thường trong trường hợp này, thời gian chuyển dạ thường kéo dài, do áp lực của mông tác động lên cổ tử cung không lớn bằng vùng đầu.

Một nguy cơ lớn khác của việc sinh thường khi mẹ ngôi thai ngược chính là sa dây rốn. Do phần mông và chân không che kín cổ tử cung như phần đầu khi sinh nên dây rốn dễ rất trượt ra ngoài. Điều này làm cho quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi bị ngưng trễ, dẫn đến suy thai, tử vong.

Vậy nên, đa phần các trường hợp bị thai ngôi mông đều được khuyến khích sinh mổ. Ngoại trừ một số mẹ bầu đáp ứng đủ các điều kiện sau thì có thể xem xét tới lựa chọn sinh thường:

  • Khung chậu rộng, hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Sức khỏe của mẹ tốt, không mắc bệnh.
  • Trọng lượng thai dưới 3200g, thai nhi phát triển tốt, không gặp phải bất thường.
  • Đầu thai nhi không quá ngửa.
  • Quá trình chuyển dạ của mẹ thuận lợi: cổ tử cung mở đủ, không bị ối với sớm,…

Làm thế nào để thai nhi quay đầu?

Những mẹ bầu bị ngôi thai ngược sẽ rất lo lắng vì không biết làm thế nào để thai nhi quay đầu và thông thường được theo dõi một cách chặt chẽ, một số mẹ sẽ được gắn điện cực, một đầu trên bụng mẹ ở vị trí mông của bé và 1 đầu cho mẹ. Điện cực này sẽ giúp mẹ nhận biết được sự chuyển động của thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng một số động tác thể dục để thúc đẩy thai nhi quay đầu xuống dưới:

– Giơ chân lên cao: Mẹ nằm xuống và giơ chân lên cao để vùng bụng dưới cao hơn giúp thai nhi dễ xoay đầu. Mẹ nên thực hiện tư thế này mỗi ngày 3 lần kể từ tuần thai thứ 30 nhé.

– Chống chân: Mẹ làm động tác chống hai tay và chân xuống sàn như đang quỳ bò, sau đó hạ tay xuống, chân giữ nguyên để vùng mông, bụng dưới cao hơn. Nếu tới tuần 37 thai nhi vẫn chưa quay đầu thì mẹ hãy tập ngay nhé.

– Tập với bóng: Để tập được, mẹ cần một quả bóng dành riêng cho phụ nữ mang thai. Khi tập, mẹ ngồi xuống rồi xoay phần hông và mông để giúp mẹ quay xuống dễ dàng hơn.

tìm hiểu về ngôi thai ngược

Bài tập chống chân giúp thai nhi quay đầu.

– Tập với ngực và đầu gối: Mẹ đứng thẳng lưng rồi ngồi xuống, đầu gối đưa sát vào ngực. Động tác này đòi hỏi mẹ cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Mẹ nên tập từ tuần thai 30 – 37, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 phút nhé.

– Nằm trên đầu gối: Bài tập này cũng thực hành từ tuần 30 – 37, mẹ ở tư thế ngồi quỳ, sau đó trườn người về phía trước sao cho tay chống để bụng không bị ép vào gối.

– Phương pháp nóng – lạnh: Sự kích thích của nhiệt độ cũng giúp bé quay đầu dễ hơn. Đầu tiên, mẹ dùng khăn nhúng nước lạnh lau nhẹ bụng. Tiếp theo lau lại bằng khăn nhúng nước ấm.

– Cho bé nghe nhạc: Từ tuần 35, thính giác của bé đã rất phát triển, cho nên bé có xu hướng quay đầu về phía phát ra âm thanh. Dựa vào điều này mẹ hãy để loa ở vùng bụng dưới mỗi lần cho bé nghe nhạc nhé.

Ngoài các biện pháp trên, mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc tiến hành xoay ngôi thai bằng cách tiêm thuốc giãn tử cung để xoay thai xuống từ bên ngoài. Tuy ngày nay phương pháp này không được các chuyên gia y tế khuyến khích dùng nhiều vì không phải cách thức tự nhiên.Hơn nữa, với các mẹ mang song thai, thiếu ối, bị nhau bám thấp, nhau bong non,… thì không thực hiện được.

Conlatatca

Leave a Reply

Or