Tập thể dục khi mang thai: Khi nào nên nói không?

Tập thể dục khi mang thai từ lâu đã được khuyến cáo là rất tốt cho mẹ bầu trong việc giữ cơ thể trước nguy cơ thừa cân, tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, còn giúp bà bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn, đồng thời nhanh chóng hỗ trợ cơ thể hồi phục sau sinh. Tuy nhiên, với một vài trường hợp đặc biệt, hạn chế tập luyện là điều rất cần thiết. Nếu bà bầu gặp phải 1 trong 7 vấn đề sau, tốt nhất nên nói không!

1/ Từng có tiền sử hoặc dấu hiệu sinh non

Nếu trong lần mang thai trước, bạn đã từng sinh con khi bé mới được 37 tuần tuổi hoặc bạn đang phải đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sinh non, tốt nhất không nên tập tành bất cứ bộ môn gì. Lúc này, bà bầu nên làm theo sự hướng dẫn kỹ càng từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Có thể, bạn sẽ phải nằm im bất động vài tuần, sau đó có thể vận động bình thường và tập vài bài thể dục nhẹ nhàng như yoga để thư giãn gân gốt. Tuy nhiên, cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

tập thể dục khi mang thai, bà bầu tập thể dục

2/ Từng có tiền sử hoặc dấu hiệu sảy thai

Nếu đã từng sảy thai, hoặc đang gặp phải dấu hiệu của nguy cơ này như chảy máu, bạn nên cẩn thận trong từng cử chỉ, vận động. Đi lại quá nhiều, vận động quá mạnh có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, sảy thai lần trước không có nghĩa bạn nên ngừng việc tập thể dục khi mang thai. Thay vào đó, tham khảo ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian phù hợp để bạn có thể vận động. Dù sao, tập luyện cũng có thể giúp bạn trở nên khỏe khoắn, mạnh mẽ hơn.

3/ Mang thai đôi, ba hoặc nhiều hơn

Có nhiều hơn một em bé đang lớn dần lên trong bụng có thể tăng nguy cơ sinh non. Bác sĩ chính là người sẽ đưa ra ý kiến liệu bạn có nên tập thể dục khi mang thai hay không. Dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ và con, bạn sẽ được chỉ định một bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe và sức bền.

4/ Gặp vấn đề bất thường về nhau thai

Bất cứ vấn đề nào về nhau thai cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng thể chất của bà bầu, bởi vận động có thể gây co thắt tử cung hoặc chảy máu bất thường. Theo thực tế, hầu hết mẹ bầu có thể tập luyện vào tam cá nguyệt thứ hai khi có vấn đề về nhau thai, nhưng vẫn phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Những bất thường nhau thai cần lưu ý Nhau thai được hình thành ngay khi trứng rụng, là nơi cung cấp oxy và dưỡng chất cho bé. Vì thế, việc theo dõi nhau thai là điều rất quan trọng để nhận biết những dấu hiệu lạ có thể xảy ra. Nhau thai bất thường sẽ dễ gây sảy thai, thậm chí tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con.

5/ Bệnh liên quan đến tim mạch

Tập thể dục khi mang thai làm tăng nhịp tim, và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy, nếu bạn sở hữu thể chất yếu ớt, dễ bị xúc động hoặc thường xuyên bị khó thở, tức ngực khi gặp những chuyện bất ngờ, tốt nhất nên hạn chế tập luyện. Những bài tập nhẹ nhàng, từ tốn như thiền hay hít thở có vẻ phù hợp hơn.

6/ Có trục trặc với cơ quan hô hấp

Hen suyễn đứng đầu danh sách này. Hít thở không đúng khi tập luyện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bà bầu gặp khó khăn về đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn. Vì vậy, bạn nên đảm bảo mình đã được chỉ dẫn bài tập phù hợp và an toàn trong thai kỳ.

7/ Cao huyết áp

Cho dù bạn bị cao huyết áp mãn tĩnh, hay chỉ bị trong thai kỳ, tập thể dục khi mang thai là điều cấm kỵ. Hoạt động thể chất có thể làm giảm huyết áp nói chung.

Dù bị cấm tập luyện, nhưng ở một thời điểm thích hợp nào đó, bạn vẫn được “cấp phép” vận động. Bà bầu tập luyện thực sự vẫn rất tốt và cần thiết. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm phù hợp này, chọn ra bài tập hợp lý, theo dõi nhịp tim và hơi thở thường xuyên để kiểm soát tình trạng thể chất.

Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or