Tâm phục cách mẹ Nhật “giúp” con tự lập

Để con tự lập nhưng không hề có ý định quẳng con ra ngoài tự làm tự học, cách mẹ Nhật hỗ trợ con học tự lập khiến tôi nhớ mãi.

Chúng ta biết tới việc dạy con tự lập, thả con ra ngoài theo cách của các bà mẹ Tây, vậy nhưng thực ra việc nuôi con theo “Tây” khó lắm vì đó là cả một sự khác biệt rất xa về văn hoá, quan điểm sống, môi trường và cả điều kiện tự nhiên. Do đó, nếu để nói về việc “thích” học tập đất nước nào trong cách giáo dục và nuôi dạy trẻ, thì tôi “mê” mẹ Nhật hơn cả.

 

Cùng là một quốc gia châu Á với nhiều nét văn hoá tương đồng, vậy nhưng mẹ Nhật lại có cách dạy con rất tài tình. Một trong những điều khiến tôi ngưỡng mộ nhất, đó là cách dạy con tự lập của người Nhật.

 

Từng có thời gian sang Nhật du học và tìm hiểu văn hoá Nhât nên tôi cũng đúc rút ra cho mình rất nhiều điểm lý thú về chủ đề “mẹ Nhật dạy con tự lập như thế nào” và bây giờ, tôi muốn chia sẻ lại với chị em những quan sát của riêng mình

 

Cho con tự lập thì cần thiết dùng một số công cụ nhỏ để hỗ trợ

 

Nhiều cha mẹ Việt cũng muốn để trẻ tự lập, vậy nhưng hay vướng phải rắc rối khi bọn trẻ không đủ kiên nhẫn để theo đuổi và ngay lập tức bỏ cuộc. Cha mẹ cũng tự cho rằng “làm như vậy khó quá, trẻ con làm sao được” rồi sau đó lại làm hộ con.

 

Thực tế, không phải cứ muốn con tự lập thì quẳng con ra ngoài và mặc kệ con, mẹ Nhật luôn để con tự làm mọi thứ trong mức khả năng tối đa có thể  nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện và cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhất để con có thể bước đầu tự lập, lặng lẽ giúp bé nâng cao sự tự tin nhưng vẫn không bị lệ thuộc cha mẹ.

 

Cụ thể là gì?

 

Khi trẻ tập ăn, để hạn chế bát đũa đổ vỡ và các con bôi bẩn lung tung, cha mẹ Nhật thường trải một tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn, bát, đũa cũng dùng những loại bằng nhựa, được thiết kế đặc biệt phù hợp với khả năng cầm của trẻ và thực phẩm cũng luôn cắt gọn đến phức trẻ có thể tự xúc mà không gặp rắc rối.

 

Trên bàn ăn, cha mẹ Nhật lúc nào cũng đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thê rhọc thao người lớn tự vệ sinh cho sách. Bồn rửa mặt và đánh răng quá cao thì mẹ Nhật sẽ thiết kế một chiếc ghế để con trèo lên. Quần áo nhiều cúc con chưa biết cởi thì mẹ Nhật sẽ thiết kế những loại khoá kéo, kim băng cài hoặc cúc bấm đơn giản để con có thể tự mặc quần áo.

 

Về giày dép, luôn có một hình ngôi sao hoặc hoạ tiết nhỏ thêu vào để con biết phân biệt giày trái – phải mà tự đi đúng chân. Ở nhà muốn con biết tự cất đồ chơi thì cha mẹ sẽ làm một vài chiếc giỏ, trên đó dán đề can hiển thị loại đồ chơi được phép bỏ vào giỏ để trẻ hiểu qui tắc mà phân loại, cất giữ đúng chỗ.

 

Mẹ Nhật luôn có những dụng cụ giúp việc tự lập của con được dễ dàng hơn (ảnh minh hoạ)

Đừng chỉ trích kết quả

 

Một đứa trẻ khi làm tốt thì chắc chắn mong muốn nhận được lời khen. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa trẻ làm gì sai thì cũng sẽ thích nghe mẹ chê bai, phàn nàn. Giáo dục ở lứa tuổi mầm non điều quan trong nhất là quá trình chứ không kết quả. Quá trình để trẻ khám phá, học cách làm và rút ra kinh nghiệm tự lập cho lần sau quan trọng hơn kết quả nhiều.

 

Chúng ta đã phải làm một việc tới hàng trăm nghìn lần mới có thể thành thao, do đó nếu trẻ mới bắt đầu tự làm, có chậm chạp sai sót cũng là điều dễ hiểu. Đó chính là quan điểm khi mẹ Nhật dạy con tự lập. Một lời chê trách của cha mẹ dù là hoàn toàn chính xác cũng sẽ khiến trẻ muốn đứng im, không còn hào hứng tự làm và tự lập.   

 

Tự lập phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

 

Việc bắt gặp một đứa bé nhỏ, tự xách đồ của mình, cùng mẹ đi siêu thị hay đi ngoài đường là một hình ảnh rất thường thấy ở Nhật. Trẻ em ở Nhật được dạy cách tự lập ngay từ khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên, những công việc mẹ Nhật giao con bao giờ cũng theo qui tắc từ dễ đến khó.

 

Trẻ em Nhật thay đồ rất nhiều khi đến trường. Khi mới đến lớp, bé phải tháo giày ra và thay bằng dép đi trong nhà. Nếu có giờ học thể dục, bé cũng phải tự thay đồ và giày trong giờ ra chơi. Khi tham gia các câu lạc bộ, bé lại thay đồ cho phù hợp với nội dung câu lạc bộ mà mình tham gia.

 

Bé phải thu dọn bàn ghế và phòng học của mình sau giờ học. Việc này được phân công đều cho tất cả các bạn trong lớp. Những công việc thường thấy là lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp…

 

Thời gian học ở Nhật thường kéo dài từ sáng tới chiều. Các bé thường được mẹ chuẩn bị bữa ăn mang theo và tự ăn trong những giờ nghỉ trưa. Việc một đứa trẻ nhỏ tự ăn và dọn dẹp phần ăn của mình là điều hết sức bình thường ở Nhật. Thậm chí, có bé mới học cấp 1 đã có thể nấu ăn.

 

Bắt đầu từ những việc đơn giản và tăng dần mức độ khó lên khi bé đã quen dần. Như khi bé quen với việc cất đồ chơi sau khi chơi, mẹ Nhật mới khuyến khích bé tự dọn dẹp phòng của mình hoặc giúp mẹ làm những công việc nhà đơn giản.

 

Dần dần tuần tự, trẻ em Nhật lớn lên và trở thành những đứa trẻ độc lập không kém trẻ em “Tây” theo cách mẹ Nhật dạy con tự lập như vậy.

Theo  eva

Leave a Reply

Or