Tại sao trẻ hay khóc đêm?

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thế nhưng, có nhiều trẻ hay khóc đêm mặc dù ban ngày bé chơi ngoan.

Biểu hiện của trẻ hay khóc đêm

 Tai-sao-tre-hay-khoc-dem1

Trẻ hay khóc đêm hay dân gian gọi là “khóc dạ đề”. Khóc đêm là hiện tượng thường gặp ở hầu hết trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Ban ngày trẻ chơi vui nhưng đêm ngủ lại quấy khóc. Trẻ trăn trở, oằn người và không chịu ngủ. Có khi đang ngủ thì lại giật mình khóc thét lên. Một đêm khóc 3-4 lần. Có trẻ khóc nguyên đêm, có trẻ khóc đầu hôm hoặc gần sáng.

Nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm

Tã bị ướt: Khi tã bị ướt sẽ làm cho bé khó chịu dẫn tới quấy khóc và thức giấc nửa đêm. Trước khi đi ngủ mẹ cần thay tã mới cho trẻ. Thông thường trong khoảng 30 phút đến 2 tiếng bé sẽ đi tiểu 3-4 lần. Nếu trẻ khóc đêm vì lý do này thì sau khi thay tã xong bé sẽ ngủ ngon lành.

 Tai-sao-tre-hay-khoc-dem2

Bé bị nghẹt mũi: Trẻ nhỏ rất dễ bị nghẹt mũi, đặc biệt là khi trời lạnh. Khi không thở được bằng mũi trẻ sẽ thở bằng miệng. Lúc này, không khí bên ngoài vào làm khô rát họng khiến bé khó chịu và khóc. Mẹ cần làm vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và điều chỉnh lại nhiệt độ phòng sao cho ấm áp.

Bé bị bệnh: Trẻ đang bị bệnh cũng thường ngủ không ngon và hay khóc đêm. Ngoài việc đưa trẻ đến bác sĩ thì mẹ cần quan tâm, chăm sóc bé hơn. Dỗ bé, ôm bé để bé dễ ngủ.

Trẻ mọc răng: Mọc răng gây đau nhức, sốt. Nếu quan sát thấy phần cằm, gò má, nướu bị sưng đỏ kèm theo sốt nhẹ thì chứng tỏ bé đang trong giai đoạn mọc răng. Gặp trường hợp này thì mẹ có thể ứng phó bằng cách chườm lạnh cho bé (nhiệt độ không quá thấp).

 Tai-sao-tre-hay-khoc-dem3

Tác động ngoại cảnh (tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ): Không gian đang yên ắng bỗng dưng có tiếng ồn, phòng đang tối thì có ánh đèn lóe lên hay nhiệt độ phòng đột ngột thay đổi làm trẻ ngủ hay bị giật mình khóc thét lên. Điều này bố mẹ có thể điều chỉnh được.

Giải pháp cho trẻ hay khóc đêm

– Bố mẹ cần ghi chép lại nhật ký ăn – ngủ – chơi – vệ sinh của bé để rút ra được một thời gian biểu cụ thể và chính xác nhất từ đó điều chỉnh cho bé.

– Ban ngày trẻ chơi nhiều, phấn khích làm ảnh hưởng đến thần kinh về ban đêm. Hạn chế trẻ nô đùa quá mức.

 Tai-sao-tre-hay-khoc-dem4

– Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Nếu trẻ thường xuyên khóc đêm và kéo theo những dấu hiệu bất thường như: Sốt, đổ mồ hôi, thóp liền chậm… thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D, bệnh lồng ruột.

Trẻ không ngủ được vào ban đêm sẽ dẫn tới việc chậm phát triển về thể chất, chiều cao và kém thông minh. Nếu tình trạng trẻ hay khóc đêm tiếp diễn từ đêm này qua đêm khác thì các bậc cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân.

Nguồn: thegioitretho

Leave a Reply

Or