Tại sao đặt vòng tránh thai vẫn có thai và những điều chị em cần biết

Tại sao đặt vòng tránh thai vẫn có thai bình thường? Đây là trường hợp có thể xảy ra và khiến nhiều chị em lo lắng đến hoảng hốt. Việc lý giải tại sao điều này xảy ra, là mong muốn được biết của hầu hết mọi người quan tâm đến sức khỏe sinh sản, cũng như kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt liên quan đến biện pháp tránh thai này. Chị em cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

đặt vòng tránh thai vẫn có thai bình thường

Nhiều chị em lo sợ và không hiểu tại sao đặt vòng tránh thai vẫn có thai bình thường. Ảnh: Internet

1. Liên quan đến việc đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai trong đó, vòng tránh thai được đưa vào buồng tử cung của người phụ nữ.

Tác dụng của vòng tránh thai là ngăn tinh trùng gặp trứng, cản trở trứng đã thụ tinh vào tử cung làm tổ phát triển thành bào thai, giúp chị em không lo lắng việc bị mang thai ngoài ý muốn, ngoài kế hoạch.

Vòng tránh thai có nhiều hình dáng khác nhau, phổ biến là hình chữ T. Loại vòng này có 2 sợi cước ở đuôi nằm trong âm đạo, giúp bác sĩ kiểm tra vị trí vòng cũng như tháo vòng ra sau này.

Vòng tránh thai lành tính, không ảnh hưởng đến chuyện chăn gối, không làm giảm ham muốn của người phụ nữ và không gây vô sinh. Khi muốn có em bé, chị em có thể đến bác sĩ tháo vòng ra là có thể mang thai lại bình thường.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người nghi ngờ khả năng tránh thai của phương pháp này. Bởi lẽ thực tế có tình trạng chị em đặt vòng tránh thai vẫn có thai bình thường xảy ra. Tỷ lệ này tuy chiếm rất thấp, song không khỏi khiến chị em phải lo lắng băn khoăn.

là biện pháp đưa vòng tránh thai vào buồng tử cung

Đặt vòng tránh thai là biện pháp đưa vòng tránh thai (dụng cụ tránh thai, dụng cụ tử cung) vào buồng tử cung để ngăn tinh trùng gặp trứng. Ảnh: Internet

Chúng ta phải nắm rõ rằng, không có biện pháp tránh thai nào đạt hiệu quả 100%. Đặt vòng tránh thai cũng vậy, xác suất có mang thai là có.

2. Tại sao đặt vòng tránh thai vẫn có thai?

Đặt vòng tránh thai vẫn có thể mang thai nếu nằm trong các trường hợp dưới đây:

2.1 Đặt vòng tránh thai bị rơi, tuột

Nếu thao tác của bác sĩ không chuẩn hoặc do cơ địa của chị em, do thời điểm đặt vòng tránh thai sau sinh quá sớm, khi tử cung còn mở rộng, chưa về kích thước bình thường… thì vòng tránh thai có thể bị rơi, bị tuột.

Dấu hiệu vòng tránh thai bị rơi, bị tuột thường không có gì đặc biệt, chỉ là ra máu, đau bụng… Những dấu hiệu như những tác dụng phụ thường gặp nên nhiều chị em không để ý sẽ không biết.

Khi vòng tránh thai đã bị tuột ra ngoài, chị em cứ nghĩ vẫn còn trong cơ thể nên chủ quan, quan hệ không phòng bị, dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn.

Dù đã đăt vòng, chị em cần thường xuyên kiểm tra vòng có còn ở đúng vị trí hay không, tại nhà hoặc đến bác sĩ thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng trong năm. Điều này nhằm giúp chị em không gặp tình trạng đặt vòng tránh thai vẫn mang thai được bình thường.

Đặt vòng tránh thai bị rơi, tuột

Đặt vòng tránh thai bị rơi, tuột cũng là nguyên nhân có thai ngoài ý muốn. Ảnh: Internet

2.2 Đặt vòng tránh thai bị lệch

Nhiều trường hợp vòng tránh thai không bị rơi ra, tuy nhiên, vòng lại bị xô lệch, nằm sai vị trí, hoặc ở vị trí quá thấp… thì đều không phát huy được vai trò của nó.

Nguyên nhân của đặt vòng tránh thai bị lệch là do chị em không kiêng cữ sau thủ thuật, làm việc nặng đi lại nhiều, quan hệ tình dục quá sớm, quan hệ tình dục mạnh… Một phần khác có thể do thao tác của bác sĩ không chuẩn, do chất lượng vòng tránh thai không đảm bảo… cũng dễ khiến cho vòng tránh thai không còn ở đúng vị trí.

Vòng tránh thai bị lệch sẽ không còn tác dụng ban đầu, do đó, việc chị em có thai là hoàn toàn có thể gặp. Thậm chí, nhiều người còn gặp biến chứng vòng tránh thai chui vào ổ bụng, gây chảy máu, đau bụng dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

đặt vòng tránh thai bị lệch

Đặt vòng tránh thai bị lệch chị em quan hệ vợ chồng quá mạnh. Ảnh: Internet

2.3 Đặt vòng tránh thai không hợp

Khi đưa một vật thể lạ vào, cơ thể sẽ có những phản ứng phụ nhằm đẩy dị vật đó ra bên ngoài. Với việc đặt vòng tránh thai cũng vậy.

Với những chị em cơ địa không hợp đặt vòng tránh thai có thể khiến vòng bị đẩy ra ngoài, bị rơi, tuột hoặc lệch, chu du sai vị trí, tất nhiên sẽ dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn.

Một số người không hợp với vòng tránh thai cũng có những phản ứng như thay đổi nội tiết cơ thể, nổi mụn, tăng cân, đau bụng, chảy máu, tính tình thất thường…

Nếu tình trạng không thay đổi, thì bác sĩ sẽ cân nhắc tháo vòng ra và tư vấn cho bạn sử dụng biện pháp tránh thai khác.

đau bụng, chảy máu, tính khí thất thường

Đặt vòng tránh thai không hợp làm chị em thay đổi nội tiết cơ thể, đau bụng, chảy máu. Ảnh: Internet

2.4 Đặt vòng tránh thai quá thời hạn

Nhiều chị em sau khi tiến hành đặt vòng tránh thai xong là coi như biện pháp tránh thai này có tác dụng lâu dài, nên không có khái niệm đi khám hay kiểm tra lại sau đó. Một phần có thể do họ quá bận bịu hoặc do không có điều kiện, đặt vòng quá lâu nên quên thời hạn… dẫn tới tình trạng vòng tránh thai quá thời hạn, quá lâu.

Lúc này vòng tránh thai sẽ có hiệu quả tránh thai kém hơn hoặc mất tác dụng, do đó, nếu chủ quan, chị em có thể bị mang thai lại là điều dễ hiểu.

Cần lưu ý rằng, những ai đặt vòng tránh thai đã được 10 năm, hoặc lâu hơn thì phải đi tháo vòng ra, đặt vòng mới thì mới có tác dụng tránh thai hiệu quả.

Đặt vòng tránh thai quá thời hạn

Đặt vòng tránh thai quá thời hạn cũng là nguyên nhân làm chị em vẫn có thai. Ảnh: Internet

3. Những ai không được đặt vòng tránh thai

Trong các biện pháp tránh thai, đặt vòng được xem là biện pháp tránh thai mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, biện pháp này lại rất kén người sử dụng, không phải ai cũng có thể đặt vòng. Người không phù hợp để đặt vòng gồm những trường hợp điển hình sau đây:

  • Nghi ngờ có thai.
  • Sau phá thai nhiễm trùng.
  • Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây.
  • Viêm cổ tử cung.
  • Bệnh lý ác tính đường sinh dục.
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung
  • Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị.
  • Đối với dụng cụ tử cung phóng thích nội tiết, chống chỉ định trong trường hợp ung thư vú.

4. Lời khuyên của bác sĩ

Các bác sĩ thường không muốn đặt vòng cho các chị em chưa có con vì viêm âm đạo thường gặp ở họ khi đặt vòng là khá phổ biến. Nếu không may bị các vi khuẩn gây viêm lan lên ống dẫn trứng, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể đặt vòng dưới sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ và luôn cần theo dõi tốt để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho bản thân.

Khi chọn và phù hợp biện pháp đặt vòng tránh thai, chị em cần kiểm tra vị trí vòng tại nhà bằng cách rửa sạch tay, ngồi xổm hoặc kê một chân lên cao hơn, tay từ từ đưa vào âm đạo. Nếu cảm nhận thấy sợi dây cước ngắn hơn bình thường, không thấy sợi dây cước đâu, hoặc sờ thấy cả vòng tránh thai thì cần đến bác sĩ vì có thể vòng đã bị sai lệch vị trí.

cần đến bác sĩ để kiểm tra vòng

Cần đến bác sĩ để kiểm tra vòng và tháo ra nếu có biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Internet

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc cho chị em, tại sao đặt vòng tránh thai vẫn có thai, cũng như những lưu ý hữu ích liên quan. Đặt vòng tránh thai là phương pháp có tác dụng ngừa thai khá hiệu quả, không những thế còn lâu dài, giá thành rẻ, tiết kiệm kinh tế. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp ngoại lệ, là đặt vòng tránh thai vẫn mang thai bình thường, khi bạn rơi vào những trường hợp liệt kê ở trên. Cách tốt nhất xử trí trong những trường hợp không phù hợp như thế, bạn nên đến gặp các bác sĩ sản khoa giỏi, để được tư vấn cách tránh thai hiệu quả và phụ hợp với cơ địa bản thân hơn, nhưng vẫn không ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng.

Bích Ngọc tổng hợp

Leave a Reply

Or