Sữa về quá nhiều, thiệt mẹ lẫn con!

Vài đầu tuần đầu tiên sau sinh, nhất là các mẹ sinh thường, sữa về nhiều là chuyện hoàn toàn bình thường. Về sau, khi đã quen, mẹ có thể kiểm soát và cảm thấy dễ chịu hơn khi cho con bú. Tuy nhiên, phải làm sao nếu sữa lúc nào cũng xuất quá lượng cần thiết?

Nguồn sữa nhiều quá mức cần thiết vừa làm trẻ sơ sinh dễ sặc, lại vừa khiến ngực mẹ trở nên căng tức. Lúc này, bạn nên tìm hướng giải quyết để cải thiện tình hình cho cả hai mẹ con.

cho con bú

1/ Sữa nhiều ảnh hưởng đến bé thế nào?

Thông thường, trẻ sơ sinh cần bú mỗi bên ngực mẹ khoảng 10 phút, khoảng 4-5 phút đầu tiên sữa vẫn còn loãng, phải sau đó mới là lượng sữa chất lượng và giàu dinh dưỡng. Lượng sữa ra sau này mới có thể giúp bé thỏa mãn cơn đói và no lâu hơn.

Khi mẹ ra nhiều sữa, khả năng bé bị no bởi lượng sữa loãng là rất cao. Bé có thể ngừng bú khi chưa kịp nhận được dưỡng chất từ lượng sữa sau. Vì vậy, bé thường xuyên bị đói, bú mẹ nhiều hơn, và đó cũng là lý do làm bé tăng cân quá mức cần thiết.

Hơn nữa, để thích nghi với dòng chảy quá nhanh của sữa mẹ, bé vừa bú vừa thở rất khó khăn. Trường hợp sặc sữa là không hiếm. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân làm bé nuốt thêm nhiều không khí trong lúc bú. Hậu quả là bé thường xuyên ợ hơi, bị nấc và đau bụng. Một số trẻ thấy sợ bú mẹ và trở nên biếng ăn.

Mẹ có thể làm gì?

Dùng máy hút sữa hoặc tự vắt sữa bằng tay trước kho cho bé bú. Sau khi lượng sữa đã dần ổn định, chậm lại, mẹ có thể bắt đầu cho con bú.

Tư thế cho con bú cũng rất quan trọng, đừng đặt bé nằm dưới và vú mẹ ở trên. Thay vào đó, ngả người ra và cho bé bú. Cách này giúp làm chậm dòng chảy của sữa.

Thường xuyên vỗ lưng bé cho dễ ợ cũng là cách để loại bỏ bớt lượng không khí bé vô tình nuốt vào, giúp bụng trẻ dễ chịu hơn.

2/ Hệ quả của sữa nhiều với mẹ

Sữa về quá nhiều khi cho con bú cũng tác động đến mẹ tiêu cực không kém. Bạn có thể bị căng sữa, đau tức ngực, viêm tuyến vú, bị đau núm vú,… Lúc này, mẹ nên tham khảo một số mẹo sau:

-Đi thăm khám để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Cường giáp và viêm tuyến giáp sau sinh có thể là nguyên nhân của vấn đề ra nhiều sữa.

-Sắm áo ngực cho con bú vừa vặn, không để quá chật hay quá rộng.

-Vắt bớt sữa trước khi cho con bú chỉ giúp làm giảm tình trạng ứ máu. Vì vậy đừng quá lạm dụng, nếu không lại càng kích thích sữa ra nhiều thêm.

-Đắp khăn lạnh hoặc lá bắp cải lên ngực để giảm bớt sự khó chịu và kiềm chế bớt lượng sữa.

-Tư vấn ý kiến bác sĩ về các loại thuốc tránh thai hoặc thuốc khác có tác dụng kiềm bớt sữa.

-Hút bớt sữa ra ngoài, trữ trong tủ đông và tập cho bé bú bình lần bú mẹ. Mẹ có thể giữ được khoảng 3-6 tháng.

Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or