Sự thay đổi của tóc, lông và móng trong thời kì mang thai

Thông thường, 85 – 95 % tóc trên đầu bạn đang trong giai đoạn phát triển, 5 – 15 % khác thì đang trong thời gian nghỉ dưỡng.

Có phải thông thường mái tóc sẽ dày hơn khi bạn đang mang thai?

Bạn có thể cảm thấy rằng tóc mình nhiều hơn khi đang mang thai. Nhưng bạn thực sự không hề mọc thêm tóc (và những sợi tóc bản thân chúng cũng không dày thêm) – bạn chỉ đang bị rụng tóc chậm hơn bình thường mà thôi.Thông thường, 85 – 95 % tóc trên đầu bạn đang trong giai đoạn phát triển, 5 – 15 % khác thì đang trong thời gian nghỉ dưỡng. Sau thời kì nghỉ dưỡng, những sợi tóc ấy tự nhiên sẽ rụng (thường trong khi bạn chải hoặc gội đầu) và được thay thế bởi những sợi tóc mới mọc ra. Trung bình một người phụ nữ sẽ rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày.

su-thay-doi
Sự thay đổi của tóc trong thời kỳ mang thai 

Trong thời kì mang thai, lượng estrogen tăng cao làm kéo dài giai đoạn tăng trưởng của tóc, vì thế tóc rụng ít và sợi dày hơn. Nhiều người phụ nữ cũng nhận thấy rằng tóc của họ trở nên óng mượt hơn trong thời kì mang thai hoặc tóc họ có sự thay đổi kết cấu (ví dụ như tóc xoăn có thể lại thẳng ra.)

Tuy nhiên, sau khi sinh xong, mái tóc có thể sẽ không lộng lẫy như thế nữa vì lúc này chu trình mọc/nghỉ dưỡng sẽ lại trở về với khuôn mẫu như trước, bạn có thể sẽ thấy tóc bắt đầu rụng nhiều hơn.

Không phải người phụ nữ mang thai nào cũng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt với mái tóc của mình trước và sau khi sinh. Sự thay đổi này của tóc có thể dễ nhận biết hơn với những người phụ nữ có mái tóc dài.

Có bình thường không khi mọc ria mép hoặc nhiều lông hơn?

Không may mắn rằng, lông và ria mép của bạn có thể sẽ mọc rậm rạp hơn khi mang thai, nguyên nhân là vì cơ thể gia tăng lượng hormone androgen.

Để loại bỏ những sợi lông “vô tổ chức”, bạn có thể dùng những biện pháp an toàn như dùng nhíp nhổ, wax hoặc cạo lông. Tránh dùng các chất hóa học như chất tẩy trắng hoặc thuốc làm rụng lông vì những chất đó có thể sẽ thấm vào máu và gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Các kĩ thuật tẩy lông vĩnh viễn, như là dùng tia laser hoặc tia điện được xem là an toàn. Tuy nhiên, sau những liệu pháp thẩm mỹ này, lượng hormone tạo ra các sắc tố dư thừa trong giai đoạn mang thai (gây ra nám chloasma) có thể làm cho da bị sạm đen nhiều hơn. Bên cạnh đó, tuy được xem là an toàn, nhưng tia laser và các tia điện có thể gây cảm giác đau đớn, và hẳn là bạn sẽ chẳng muốn chịu đựng thêm bất kì sự đau đớn hay khó chịu nào nữa trong khi mang thai, phải không?

Bạn cũng đừng quá lo lắng, hầu hết những sợi lông không mong muốn này sẽ rụng trong khoảng 3 – 6 tháng sau khi bạn sinh em bé mà thôi.

Có bình thường không khi móng của bạn mọc nhanh hơn ?

3d9aa54ca217c3309147d134661485caa17f0
Sự thay đổi của móng trong thời kỳ mang thai
Câu trả lời là có, mặc dù bạn có thể sẽ không hề nhận thấy sự khác biệt. Một vài thai phụ sẽ thấy móng của họ cứng cáp hơn, nhưng vài người khác thì thấy rằng móng của họ mềm hoặc giòn hơn. Những thay đổi này chỉ mang tính chất tạm thời và tình trạng của móng sẽ trở về bình thường một thời gian sau khi sinh. Nếu bạn đáp ứng đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, móng tay của bạn sẽ nhanh chóng phục hồi độ chắc khỏe trong khoảng từ 3 – 6 tháng sau khi sinh con, với móng chân sẽ mất khoảng 9 tháng tới 1 năm sau.Trong thời gian mang thai, bạn có thể bảo vệ móng tay mình bằng cách mang găng tay cao su khi bạn rửa bát hoặc dọn dẹp, và sử dụng kem dưỡng ẩm cho tay, chú ý đến những vùng da xung quanh móng, và đặc biệt chăm sóc nếu móng bị giòn.
Theo webtretho

Leave a Reply

Or