SỐC: Tiết lộ 3 tác hại khủng khiếp khi cho bé ăn dặm QUÁ NHẠT, đường nào cũng chẳng lành

Tháng rồi, con mình vừa được 11 tháng. Một buổi trưa, con nhà mình bỗng nhiên đang ngồi lại ngã lăn ra thềm, mặt mày bơ phờ, mắt lừ đừ, kiểu như mấy người say nắng bị chóng mặt ngất đi ấy. Vì con chưa biết nói nên mình chẳng biết con cảm thấy ra sao. Lại cũng định thần nghĩ con buồn ngủ nên để con ngủ. Không ngờ quá 2 tiếng, gọi con dậy ăn thì lay mãi con chẳng chịu dậy. Mình gọi bố nó về rồi cho đi cấp cứu ngay. Sau khi cấp cứu cho con, bác sĩ hỏi ngay ở nhà mình cho con ăn gì liền. Mình không nghĩ ra bất cứ gì nên cũng chỉ nói cho ăn bình thường. Sau bác hỏi thêm có nêm muối không thì mình mới ngớ người ra.

Sau này bác cho biết chính vì con nhà mình ăn lạt quá mức nên mới ra nông nỗi. May mà bé nhà mình đưa đi viện kịp chứ nếu không bị nặng hơn, phù não thì mình chẳng biết phải sống sao đây!

Em không tin nổi chuyện vừa xảy ra luôn các mẹ ơi! Em lên mạng thấy các mẹ đều đồng loạt hưởng ứng không cho bất cứ chút muối nào vào thức ăn dặm của con. Em nghe phân tích thấy bảo cho bé ăn mặn nhiều sẽ gây ra suy gan, suy thận đồ nên từ dạo con bắt đầu tập ăn dặm con nhà em đã nói không với muối.

8-ly-do-khong-ngo-toi-khien-tre-bieng-an.jpg1

Em chỉ nấu thức ăn cho nhừ, xay nhuyễn ra rồi trộn với cháo cho con ăn. Ngoài ra không nêm muối, hạt nêm hay bất cứ gia vị gì hết. Mình thấy con khó ăn, hay nhè nhưng vì sức khỏe con nên cũng phải ráng chịu khó tập cho con ăn. Nói thêm, mình cho con ăn dặm 6 tháng là sữa mẹ cũng vừa hết. Mình tin làm như thế tuy ban đầu phải kiên nhẫn nhiều nhưng sau này con cảm nhận vị thức ăn dễ dàng hơn. Không ngờ đó cũng chính là sai lầm lớn nhất.

Sau này em lên mạng có đọc thấy thông tin này quan trọng lắm. Em xin dẫn lại tổng hợp kiến thức ở đây cho các mẹ cùng biết rõ hơn nhé!

Muối có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của mỗi người. Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mỗi ngày NGƯỜI lớn cần 5g muối, tương đuơng 2000mg natri/ngày. Trẻ nhỏ cũng cần một lượng Kali nhất định nhưng ít hơn so với người lớn. Chẳng hạn người trưởng thành, nếu ăn 2000-2100 kcl sẽ đuợc ăn 5g muối thì với trẻ được ăn 1000 kcl thì nó sẽ đuợc ăn 2,5g muối/ngày.

Trong một bài báo em cũng có thấy Tiến sĩ bác sĩ Hồ Thu Mai, trưởng Khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cũng có viết về vấn đề này. Em xin phép được trích nguyên văn lời bác khẳng định: “Trừ khi chúng ta cho trẻ ăn mặn quá nhiều so với tiêu chuẩn được phép và trong một thời gian quá dài thì mới ảnh hưởng đến gan, thận…, còn nếu cho trẻ ăn quá nhạt nhạt hoàn toàn là một sai lầm. Bởi vì, như chúng ta thấy, trong nước mắt của chúng ta cũng có muối, mồ hôi cũng có muối, nước tiểu cũng có muối… thế nên, nếu ăn nhạt hoàn toàn sẽ dẫn tới hiện tượng cơ thể thiếu điện giải, khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, đồng thời trẻ cũng không hấp thu được hết các dưỡng chất và hậu quả là suy dinh dưỡng, chức năng thận suy giảm…”

Cụ thể những ảnh hưởng đến trẻ khi ăn lạt bao gồm:

Gây phù não

Khi chúng ta ăn quá nhạt, máu sẽ không hấp thụ được lượng natri cần thiết, từ đó làm giảm thể tích máu trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài không chỉ đồng nghĩa với việc huyết áp giảm mà còn ảnh hưởng đến chức năng não, bởi lẽ, não là bộ phận rất nhạy cảm trước sự thay đổi của nồng độ natri. Chính vì thế, nếu không được bổ sung muối kịp thời, rất dễ dẫn đến tình trạng lịm người khi ngủ, co giật, thậm chí là ngẩn ngơ hay tử vong… Khi thiếu natri trong cơ thể, áp lực thẩm thấu bên trong và bên ngoài của cơ thể sẽ bị mất cân bằng và khiến nước ngấm vào tế bào, gây hiện tượng phù não.

Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể sẽ mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, chán ăn… ở mức độ nặng trẻ có thể biếng ăn trầm trọng, nôn ói, mạch yếu, nhịp tim nhanh, phản xạ chậm. Thậm chí, nguy hiểm hơn trẻ có thể bị co giật, hôn mê, tử vong.
Ngoài não, các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị phù như tay, chân.

Hại thận

Chúng ta luôn nghĩ rằng, ăn mặn mới hại thận. Nhưng thực tế, ăn quá nhạt cũng hại thận. Ăn quá nhạt làm giảm thể tích máu khiến tuyến yên và tuyến thượng thận phải làm việc nhiều hơn nhằm giữ lại natri trong cơ thể để tăng thể tích máu.

Tăng huyết áp

Trẻ hoàn toàn có thể bị tăng huyết áp nếu ăn quá nhạt. Nguyên nhân do cơ thể giảm chất lượng lỏng, hoạt tính của hệ thống thần kinh giao cảm và hệ thống renin – angiotensin tăng lên, từ đó khiến trẻ bị huyết áp cao.

Leave a Reply

Or