Sinh non và những vấn đề bà bầu cần tránh

Sinh non có lẽ là nỗi ám ảnh cho hầu hết các bà bầu khi mang thai. Bởi lẽ cơ thể bé chưa phát triển toàn diện nên sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ về bệnh tật, thậm chí dẫn đến tử vong.

Khoa học đã chứng minh, 9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ là khoảng thời gian cần thiết để các bộ phận trên cơ thể bé phát triển hoàn thiện trước khi được sinh ra. Bé nào sinh trước tuần 37 thì được coi là sinh non.

han che sinh non

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non như người mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, rubella, các bệnh về tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, tăng huyết áp và các bệnh mãn tính khác. Ngoài ra còn có thể do biến đổi khí hậu, tâm lý không ổn định hoặc phải chịu những tổn thương tâm lý, quan hệ tình dục quá đà, dùng chất kích thích. Cũng có thể khi mang thai, người mẹ ít nước ối, mang đa thai… dẫn đến việc bào thai ra sớm.

Dưới đây là một số lưu ý mà các bà bầu cần tránh trong quá trình mang thai để hạn chế sinh non:

Không nên có tâm trạng lo lắng thái quá: Tâm lý của mẹ không ổn định hay thất thường sẽ dẫn đến sự co bóp mạnh ở tử cung và khiến em bé ra đời sớm hơn. Tốt nhất là trong thời kỳ mang thai bạn nên giữ một tâm lý ổn định và cân bằng, vui vẻ để có thể đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Tránh vận động quá nhiều khi mang thai. Trong thời kỳ này bạn cần tập những bài tập vận động  để tăng cường cho sức khỏe cũng như giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần tập luyện theo một chế độ nhất định và có sự theo dõi của bác sĩ. Với những hoạt động cơ thể quá mạnh thì cũng không nên thực hiện để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Tránh các loại thức uống có thể gây hại cho thai nhi. Tuyệt đối không được sử dụng các chất gây kích thích như bia, rượu, thuốc lá. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, axit folic, các loại vitamin…

Việc quan hệ tình dục trong khi mang thai cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới sinh non. Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo từ bác sĩ về việc này để có lựa chọn tốt nhất.

Tránh để âm đạo bị nhiễm khuẩn hoặc nấm, nó sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây hại cho thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Nên giữ cho âm đạo được sạch sẽ hàng ngày.

Tránh làm việc quá sức hoặc những việc khiến cơ thể bị stress. Đây là những thủ phạm có thể dẫn đến động thai và sinh non. Nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé đều tốt. Hơn nữa việc theo dõi sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra với mẹ và bé.

Tránh sinh hai con quá gần nhau vì khi đó tử cung của người mẹ chưa ổn định, sức khỏe cũng chưa phục hồi hoàn toàn. Khoảng cách tốt nhất giữa hai con nên là 3 đến 5 năm để hạn chế tình trạng này.

Độ tuổi sinh con tốt nhất là trước 35 tuổi đối với nữ. Nếu sinh con sau tuổi này thì bé bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ hơn, trong đó có cả nguy cơ bị sinh non.

 

 

theo: phunutoday

Leave a Reply

Or