Sau sinh mổ em chẳng đau đớn hay khó chịu tẹo nào. Hãy như em!!!

Mình thấy các mẹ hay than đau sau sinh mổ lắm ấy. Mình thì không vậy nhưng cũng đồng cảm với các mẹ vì cùng sinh mổ nhưng không phải ai cũng như nhau. Có người sinh xong khỏe re, sinh hoạt bình thường, cũng có những người lại đau đớn đến mức không thể nhấc nổi mình.

Nhưng bằng chính kinh nghiệm mình có được từ sau khi áp dụng lời khuyên của một bác sĩ, lần sinh mổ thứ hai của mình “êm ái” hơn mức tưởng tượng. Không dài dòng nhiều thêm nữa, mình sẽ chia sẻ ngay đây:

Đừng chỉ nằm một chỗ thế kia chứ!

Trong vòng 24 giờ sau sinh mổ, các mẹ nên ra khỏi giường và bắt đầu di chuyển. Như thế sẽ làm giảm nguy cơ đông máu và giúp hệ thống tiêu hóa, bài tiết nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường như trước. Như mình, ban đầu nhờ mẹ dìu cho, tập đi bộ dần dần từ phía giường đến phòng vệ sinh. Trong lần tập đi đầu tiên sau sinh, mình có hơi chóng mặt và cảm giá như muốn té nhưng không lâu sau đó, mình đã có thể tập đi lại quanh giường bệnh viện.

 1452954519-anh1

Nếu muốn, các mẹ cũng có thể tắm sau một ngày phẫu thuật. Làm vậy thì sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng tại vết thương. Miễn sao đừng chà quá sát vết mổ. Như mình thì xả nước trực tiếp lên người và tắm toàn thân bằng xà phòng diệt khuẩn. Nếu mẹ nào sợ băng sẽ bị ướt thì đừng lo quá nhé vì băng này sẽ được bỏ đi sau khoảng 24 tiếng phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ sẽ thay thế bằng loại băng dính nhỏ gọi là Steri-Strips. Sau khi tắm, mẹ nhớ lau khô bằng cách thấm nhẹ lên vết thương và chậm khô toàn thân. Đây là cách vệ sinh và tắm rửa an toàn mà mẹ có thể áp dụng cho đến khi vết mổ lành hẳn. Thường thì từ 7 đến 10 ngày sau khi phẫu thuật, vết thương sẽ khô. Như mình, do da cũng lành nên chỉ mất 8 ngày.

Các mẹ sinh mổ nhớ nha, nếu bác sĩ có kê thuốc giảm đau thì phải uống theo toa. Như vậy mẹ mới có thể đứng dậy và đi lại được. Chứ không đau đớn chỉ nằm một chỗ trên giường rồi sinh ra biến chứng hậu sản thì khổ lắm!

Cơn đau đớn không lường trước 

Mổ bắt thai là một đại phẫu thuật. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại không quan tâm nhiều đến điều này để biết những gì có thể gặp phải sau đó.

Các mẹ sinh mổ rồi chắc hiểu cảm giác đau co thắt trong ruột sau khi sinh. Nó là do không khí tràn vào và nằm trong ổ bụng. Ban đầu mình cũng rất lo lắng vì nghe nhiều chuyện bác sĩ để quên gạc trong ổ bụng bà đẻ này kia, ám ảnh. Nhưng sau khi hỏi bác sĩ bảo chỉ cần ra khỏi giường và đi lại thì cơn đau thắt do khí dư sẽ giảm. Nếu khó chịu quá, bác sĩ sẽ kê cho mẹ viên nén simethicone (Gas-X) để giúp làm giảm bớt khí dư và cảm giác đầy hơi.
Ngoài ra, bác sĩ còn mách mình nước cho mình nên lên kế hoạch ăn uống trước khi sinh nữa đấy! Bác bảo mẹ nên thử ăn thức ăn lỏng trong vòng 48 giờ trước khi phẫu thuật. Chẳng hạn như ăn nui, cháo, phở, súp… thay vì ăn cơm, thịt rán… Những thực phẩm này sẽ không gây ra đầy hơi, chướng bụng và do đó sẽ có lợi cho mẹ hơn nhiều sau phẫu thuật.

Chịu khó kiêng cữ

Ít nhất một tuần sau sinh mổ, mẹ nên ngưng hẳn các hoạt động có thể khiến mẹ di chuyển nhiều và vận động mạnh như lái xe, leo cầu thang, làm việc nhà nặng nề. Tốt nhất, các mẹ hãy xem mình là người bệnh vừa trải qua cuộc đại phẫu để cho phép bản thân có đủ thời gian nghỉ ngơi cần thiết.

Sau hai tuần sau sinh mổ, mẹ cũng đừng nên khuân vác hay xách vật gì nặng hơn số ký của con. Vết thương sau sinh có thể phục hồi dần từ sau 3-7 ngày và tốc độ này nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào sự kiêng cữ của mẹ. Ngoài ra, cần phải chú ý đến các triệu chứng của nhiễm trùng sau đây để gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện:

  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Chảy máu âm đạo ồ ạt sau 3 sản dịch
  • Cơn đau tại vết mổ ngày càng gia tăng thay vì dịu dần đi
  • Máu hoặc dịch mủ chảy ra từ vết mổ
  • Sưng đỏ quanh vết mổ.

Vượt qua cơn trầm cảm sau sinh 

360x216

Như mình sinh mổ chủ động thì không nói. Nhưng với những bà mẹ sinh mổ bị động, tâm lý sau sinh mổ sẽ rất tồi tệ. Mình có một người bạn. Chị ấy rất muốn được sinh thường và chuẩn bị mọi thứ để đón bé con bằng tất cả mọi thứ từ tâm lý đến tài chính. Nhưng khi sinh, chị buộc phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho con. Vì lẽ đó, chị không thể có được cảm giác đau đẻ như mong muốn, lại phải chịu vết rạch hằn trên bụng. Mỗi lần nhìn vào vết mổ sau sinh, chị rất khó chịu và dường như muốn dùng vật gì đó để cà lên vết thương với ước muốn xóa sạch. Phải mất rất lâu sau đó, chị mới có thể cân bằng lại cảm xúc. Và người có công lớn nhất chính là chồng chị. Câu chuyện của chị cho mình nhận ra một điều rằng vai trò của người thân, nhất là người chồng đặc biệt quan trọng với phụ nữ sau sinh dù đó là sinh thường hay sinh mổ. Chính vì vậy, trước khi sinh, mẹ phải ngồi lại với chồng, phân công công việc cụ thể và nói rõ với anh ấy ước muốn của mình.

Mình chỉ xin chia sẻ kinh nghiệm của bản thân sau lần sinh mổ thứ hai để mong rằng các mẹ sau sinh mổ cũng sẽ có được cảm giác nhẹ nhàng như mình đã từng. Mẹ nào có kinh nghiệm gì hay có thể chia sẻ cho các mẹ khác cùng biết với nhá!!!

 Theo WTT

Leave a Reply

Or