Sắt – cách dùng hiệu quả

Trên thị trường hiện nay, sắt II sulfat thường được phối hợp với acid folic, vitamin C, vitamin nhóm B… Sự phối hợp này làm tăng tác dụng của thuốc.

nen-dung-thuoc-gi-khi-bi-cuong-giap-luc-mang-thai-550x380

Cụ thể, acid folic được thêm vào để hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat. Sự phối hợp acid folic với sắt có tác dụng tốt đối với thiếu máu khi mang thai hơn là khi dùng một chất đơn độc. Vitamin C có tác dụng giúp tăng sự hấp thu sắt và cung cấp vitamin C cho cơ thể.

Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5 – 1mg sắt nguyên tố hàng ngày. Nhưng với những người như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và thiếu niên… có nhu cầu về sắt tăng thì phải bổ sung sắt.

Trong quá trình sử dụng một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón hay phân đen (nhưng không có ý nghĩa lâm sàng) hoặc có hiện tượng răng đen (nếu dùng thuốc nước). Vì vậy, đối với thuốc nước nên hút bằng ống hút. Ngoài ra, có thể hạn chế một số tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hoá bằng cách uống liều thấp, sau tăng dần.

Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói, nên thường uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước. Không uống thuốc khi nằm. Không nhai viên thuốc khi uống. Trẻ em dưới 12 tuổi không dùng viên nén, viên nang mà dùng thuốc giọt hoặc siro.

Tránh dùng phối hợp sắt với kháng sinh ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin. Uống đồng thời với các thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat và magnesi trisilicat hoặc với nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt. Sắt có thể chelat hóa với các tetracycline và làm giảm hấp thu của cả hai loại thuốc.

Theo Mangthai

Leave a Reply

Or