Sai lầm “chết người” của cha mẹ khi dạy con về tiền bạc

Theo khảo sát, gần một nửa các ông bố bà mẹ cho con tiền khi trẻ có điểm tốt. Điều này không phải là một ý hay vì việc mua chuộc nhìn chung không hiệu quả.

Hôn nhân, gia đình, vợ chồng, nuôi con, dạy con, làm cha mẹ, làm mẹ, làm cha
Sai lầm ‘chết người’ của cha mẹ trong dạy con về tiền bạc.

Dạy con trai nhưng không dạy con gái về tiền

Trong nghiên cứu của bà Kobliner – Chuyên gia về tài chính cá nhân, phần lớn phụ huynh tin rằng con trai thông minh hơn con gái về tiền bạc và hiểu giá trị của đồng tiền hơn. Vì thế, họ thường trao đổi vấn đề tiền bạc với con trai hơn là các cô con gái. Đây là một sai lầm. Giúp con gái học cách quản lý tiền thực sự quan trọng.

Đợi khi con lớn mới nói về tiền

Không trò chuyện với trẻ sớm có thể trở nên bất lợi cho thái độ của trẻ về cách quản lý tiền bạc trong tương lai.

Bố mẹ cũng nên chú ý tới lời khuyên này khi nghĩ về trường đại học con theo sau này. Đợi tới khi con cái vào lớp 12 mới thảo luận về chi phí học đại học là không nên.

Nên làm việc này khi con học lớp 9 là lý tưởng vì bạn có thể hình dung sau này trường nào sẽ tiêu tốn chi phí nhiều hơn và không rơi vào tình huống khi con đề cập tới trường mình mơ ước ở lớp 12 bố mẹ lại nói “Bố mẹ xin lỗi, bố mẹ không đủ tiền để con học ở đó”.

Dùng tiền để khuyến khích con đạt điểm cao

Theo khảo sát, gần một nửa các ông bố bà mẹ cho con tiền khi trẻ có điểm tốt. Điều này không phải là một ý hay vì việc mua chuộc nhìn chung không hiệu quả. Như một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy thưởng tiền kiểu này không thực sự giúp cải thiện điểm toán và văn của trẻ.

Dạy con về tài chính nhưng không cho con thấy cách mình sử dụng tiền, thẻ tín dụng

Câu ngạn ngữ xưa “hãy làm theo lời tôi nói, đừng làm theo việc tôi làm”, không đúng trong trường hợp này. Chuyên gia tài chính khuyên bố mẹ nên thành thật và đừng đạo đức giả khi nói về việc sử dụng tiền, thẻ tín dụng vì trẻ sẽ thấy ngay. Các con sẽ học sử dụng tiền bạc, thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm, bằng cách nhìn vào những tấm gương từ đời thực – đây là điều rất cần thiết trong thời đại ngày nay.

Bạn nên dạy trẻ như thế nào về tiền bạc?

Dạy trẻ những kiến thức tài chính cơ bản

Sau khi cất giữa một khoản tiền vài năm, người ta mới thực sự bắt đầu nghĩ cách để giúp nó sinh sôi nảy nở. Họ nhận ra một điều rằng những khoản tiền nhàn rỗi ấy đang mất dần giá trị thực của nó. Nếu chúng được gửi tới ngân hàng với một tài khoản tiết kiệm, bạn có thể nhận được một số lãi nhất định.

Dạy cho con bạn cách tiết kiệm từ đó và dạy cho chúng biết những điều cơ bản như tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, cho vay, lãi kép và các khái niệm liên quan khác. Bạn nên làm điều này khi trẻ đã thành thạo với khái niệm cơ bản của toán học để chúng có thể hiểu được khái niệm một cách đúng đắn nhất.

Sự hiểu biết về tài chính thế giới sẽ tăng cường khả năng đánh giá của chúng về các cơ chế để duy trì và phát triển đồng tiền. Đứa trẻ sau đó có thể nhìn vào tiết kiệm như là bước đầu tiên và cơ bản để có thể độc lập tài chính và thực hiện nó một cách thuận lợi hơn.

Khuyến khích trẻ kiếm những công việc nhỏ

Giá trị của đồng tiền sẽ được thể hiện một cách tốt nhất bằng sự nỗ lực để kiếm được nó. Khuyến khích con bạn tìm kiếm một công việc lặt vặt trong thời gian rảnh rỗi của chúng.

Cắt cỏ, làm sạch xe, phục vụ bánh mì kẹp thịt hay những công việc nhẹ nhàng khác. Nó không chỉ giúp đánh giá cao những nỗ lực thực sự của con bạn mà còn dạy cho chúng biết khiêm tốn và tôn trọng lao động từ những đồng tiền ít ỏi kiếm được.

Thảo luận về tài chính của bạn với trẻ

Khi bạn ủng hộ hành vi tiết kiệm cho con bạn, bạn cần phải thể hiện điều đó với chúng trong thực tế. Điều này có vẻ kỳ lạ, vì nó có thể chưa thu hút sự quan tâm của con ban ngay lập tức, nhưng nó lại là bước đầu trẻ tiếp cận với thực tế về tài chính trong cuộc sống của bố mẹ. Sau này, chắc chắn chúng sẽ phải quan tâm, để ý nhiều hơn và có những hiểu biết cơ bản để quản lý tiền bạc, tiết kiệm tiền.

 Theo phunutoday

Leave a Reply

Or