Rớt nước mắt nhìn những em nhỏ gồng mình chống chọi với dịch sởi

Bên cạnh những chiếc máy to kềnh, các em nhỏ đang cố thở những nhịp nặng nề, gồng mình chống chọi với bệnh sởi.

Những ánh mắt mệt nhọc của các bé nguy kịch vì biến chứng của sởi mỗi khi tỉnh giấc lại nhìn về phía mẹ, muốn khóc lên thật lớn nhưng dường như không đủ sức. Những tiếng thở nặng nề mệt nhọc của bé, những cú giật mình cựa quậy khó khăn giữa đêm khuya khiến người làm mẹ không thể chợp mắt. Xen lẫn với âm thanh của các loại máy móc điều trị cho bệnh nhi, trong góc phòng bệnh, là tiếng khóc nức nở, rấm rứt của người mẹ… Đó là tất cả những gì mà chúng tôi chứng kiến tại phòng cách ly – Khoa Nhi – BV Nhiệt đới Trung ương vào đêm 24/4, giữa lúc dịch sởi vẫn khiến nhiều người phải giật mình khiếp sợ.
Tại phòng bệnh, chứng kiến hàng trăm con người từ trẻ nhỏ bị bệnh cho đến bố mẹ, người ôm con khóc thổn thức não nề, người vạ vật nhìn con thở khó nhọc bên chiếc máy to kềnh, giữa hàng trăm tiếng khóc, nghe từng tiếng thở nặng nề của trẻ… dù là người cứng rắn nhất cũng không thể ngăn nước mắt rơi.
Những em bé đang chống chọi với bệnh sởi tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
Những ngày vừa qua, các bác sĩ, điều dưỡng viên, y tá đang gồng mình làm việc gấp 3 gấp 4 lần chỉ với một mong muốn ngăn chặn dịch sởi lây lan, chăm sóc cho các bệnh nhân nhi thoát khỏi sự đeo bám của virus sởi với biến chứng nguy kịch. Các bệnh nhi từ những em bé sơ sinh mới cất tiếng khóc chào đời chưa tròn 1 tháng cũng đang chống chọi lại bệnh sởi dưới sự chăm sóc của bác sĩ, gia đình và… máy móc. Nhiều trường hợp bệnh nhi bị nặng đang phải thở máy, thấp thỏm theo những tiếng bíp của máy thở là sự lo lắng, đứng ngồi không yên của các bậc làm cha, làm mẹ.
Bé Đỗ Ngọc A. (8 tháng tuổi, ở Hải Phòng) nhập viện Nhiệt đới Trung ương điều trị sởi hơn 1 tuần nay. Mới 8 tháng tuổi, nhưng A. đã phải điều trị nhiều lần qua các bệnh viện tuyến huyện, rồi được chuyển lên thành phố, khi bệnh tình không thuyên giảm, A. được chuyển lên bệnh viện Nhiệt đới Trung ương điều trị. A. nằm lặng lẽ trên giường, chốc chốc đôi tay đang phải truyền thuốc lại cựa quậy trong đau đớn.
Ở phòng kế bên, cháu N.H (ở Hải Dương) đã nằm viện 2 tuần nay. Tuần đầu tiên cháu vào viện điều trị sởi, sau gần 1 tuần bệnh khỏi cháu được cho về nhà theo dõi thêm. Được một ngày sau đó, N.H lại phải nhập viện điều trị cúm vì lây nhiễm chéo. Gần 2 tuần trong viện, bố mẹ cháu chưa một đêm nào yên giấc. “Cứ nhắm mắt lại nghe tiếng máy kêu tin tít trong phòng, lo cho con, thương con tôi lại ngồi dậy nhìn cháu ngủ. Cứ vậy trời sáng lúc nào chẳng hay” – mẹ N.H nghẹn ngào.
Những bữa ăn nhọc nhằn của trẻ trong mùa dịch sởi.
Nhiều em nhỏ phải thở máy, truyền thuốc… Những hình ảnh này khiến ai cũng phải đau lòng.
Mẹ đút từng thìa sữa cho con bị sởi biến chứng nặng.
Thời gian cháu T. nằm viện nhiều hơn thời gian ở nhà
Bữa cơm vội vàng, qua loa của bà ngoại và mẹ trong bệnh viện.
Vệ sinh cho các cháu nhỏ là công việc cần thiết.
Cháu Vũ Hoàng L. và bố tại giường bệnh.
Cháu L. đã 2 tuổi nhưng thân hình bé nhỏ, chỉ bằng trẻ 1 tuổi. Cả người cháu vằn lên những vết như da hổ.
Thậm chí, da khô tróc ra từng mảng.
Người mẹ thức trắng đêm trông con.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân nhi.
Ánh mắt lo lắng của người mẹ khi nghe bác sĩ dặn dò.
Đến bao giờ những người làm cha làm mẹ mới hết lo lắng về dịch sởi?
theo: kenh14

Leave a Reply

Or