RESPONDING TO TANTRUMS: ĐÁP ỨNG VỚI NHỮNG CƠN ĂN VẠ CỦA TRẺ

Nuôi dạy một đứa trẻ chưa bao giờ là việc dễ dàng với cha mẹ cả. Meonuoicon mời các bạn cùng tìm hiểu và có các ứng phó hợp lý với những cơn ăn vạ của trẻ nhé!

1. Thời điểm bắt đầu xuất phát những cơn ăn vạ
– Trước 15 – 18 tháng tuổi, trẻ khóc chớ, ăn vạ, vì sao vậy? Đó là cách trẻ báo hiệu cho người lớn biết trẻ đang đói, trẻ đang buồn ngủ hay trẻ đang “khó ở”. Trong thời kỳ này, trẻ có một hiện tượng gọi là “Wonder week” vậy “Wonder week” là gì? Là giai đoạn khó ở của trẻ, chúng xuất hiện theo chu kỳ và sẽ kết thúc trong vài ngày, chậm hơn là 1 tuần, và sau đó con lại ăn ngoan ngủ ngoan như chúng vốn có. Từ lúc sinh ra đến 25 tháng tuổi có nhiều nhất là 12 lần.
– Từ sau đó, con khóc, mè nheo, ăn vạ, đành hanh, không nghe lời với vô vàn những cách thể hiện như nằm lăn ra đất, đập đầu vào tường, đánh lại mẹ, nôn ọe là dấu hiệu của khủng hoảng, khó ở, chính thức bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 lên 3: “Terrible twos”, giai đoạn của bài ca “Không không không”. Và chỉ có tăng chứ không có giảm nếu mẹ không biết cách ứng xử.

Toddler tantrum on floor
Toddler tantrum on floor

2. Khủng hoảng tuổi lên 2 lên 3 là gì?
– Là con tự dưng từ đứa trẻ đang nghe lời, đặt đâu ngồi đấy, đút gì ăn nấy, cho gì ăn nấy, không đòi hỏi thành đứa trẻ biết con KHÔNG, biết nằm lăn ra đất, cáu điên lên, đánh lại bố mẹ, nôn ọe ra mọi thứ…để đạt được thứ mình muốn hoặc đối phó với những thứ mình không muốn.
– Nguyên nhân chính của hành vi này là sự phát triển của cơ thể, về cả não bộ lẫn tay chân, sức khỏe. Sự phát triển này làm cho con muốn khám phá nhiều thứ hơn, sự tự ý thức về bản thân cao hơn và muốn khẳng định bản thân bằng cách tự làm tất cả. Mẹ nên vui vì đây là sự phát triển bình thường và đứa trẻ nào cũng như vậy hết chứ không chỉ riêng cục vàng nhà mình đâu. Vì thế, hãy tự nghĩ rằng con đang phát triển rất tốt, hít thở thật sâu, ngâm cứu chiến lược cụ thể để ứng phó.
VD: Trẻ đòi ăn kem, mẹ bảo không được, trẻ lăn đùng ra, khóc, thậm chí đập đầu vào tường…gào cho thật to
Thường thì cách giải quyết sẽ là thôi được rồi: kem của con đây! Lúc đó trẻ vứt kem đi và đánh vào bạn: Đừng nên bế em bé dậy. Một khi mà trẻ đã la hét: Không bao giờ nói: Thôi được rồi của con đây. Việc làm này cho trẻ hiểu được rằng: Haha, ta đã học được 1 bài, lần sau muốn gì là lăn ra khóc lóc, lăn lộn…Nếu vũ khí hạt nhận tạo ra phản ứng dây truyền – Việc ăn vạ của trẻ được ví như vậy.
Khi một em bé ăn vạ thì ta nói trẻ có một lò hạt nhân, tất cả những gì cho vào ngay là sẽ bay hết. Khi trẻ ăn vạ, đừng cố làm cho trẻ vui và: Thôi đừng khóc nữa, nín đi mà nếu trong trường hợp trẻ có thể tự làm đau chính mình thì: Mẹ xin lỗi, mẹ biết là con đang cảm thấy buồn bực, cáu giận, một lúc nữa khi con bình tĩnh mẹ sẽ thả con ra. Mẹ biết con đang muốn mẹ thả con ra nhưng mẹ sẽ làm điều đó khi con bình tĩnh.

3. Các cách đối phó với những cơn ăn vạ:
+ Trước cơn ăn vạ của con, ta phải xem cảm xúc của mình: Nếu ta tức giận sẽ làm cơn ăn vạ bùng phát hơn và sự khủng hoảng xung đột sẽ lên đến đỉnh điểm. Khi trẻ xuất hiện hội chứng ăn vạ 15 – 18 tháng (rất ít trẻ không ăn vạ): Chúng ta phải giúp trẻ hiểu điều này là không sao cả. Con đang ở tuổi tập đi, bộ não đang bị kích thích quá mức và con chưa phát triển hết phần thần kinh trung ương điều khiển hành vi, đó là sự phát triển bình thường rất đơn giản là con chưa học đủ để control cảm xúc của con.
+ Khi một em bé tập đi đánh và cắn người chỉ đơn giản là em bé chưa được học để biết không được làm việc đó.
+ Có 1 số trẻ những cơn ăn vạ lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Hãy chắc chắn rằng người lớn hoàn toàn bình tĩnh, tỉnh bơ. Trẻ sẽ như vậy hãy để cho trẻ được như vậy. Chúng ta từng chút một giúp cho trẻ thương lượng. Khi trẻ lên 3 tuổi, chúng ta hãy mong đợi trẻ dùng lời nói để nói về cảm xúc, bày tỏ những nhu cầu của mình. Hãy truyền thông điệp đến trẻ rằng những cơn điên của trẻ sẽ không giải quyết được vấn đề, sẽ không có ích lợp gì.
Sau đây là những cách hữu hiệu để đối phó với những cơn ăn vạ của trẻ:

3.1. Nói chuyện với con:
Phải làm cách này trước khi áp dụng bất cứ cách nào khác. Muốn con không leo cầu thang thì phải giải thích cho con hiểu là cầu thang nguy hiểm, ngã đau. Muốn con ăn hết miếng cơm mà không ngậm lúng búng thì nói con ngậm thế con sâu con ăn hết răng, đau lắm. Bản thân con đòi hỏi vì con không biết cái con đòi là nguy hiểm, là không được phép. Vậy mà bố mẹ cứ mặc định là trẻ biết rồi. Bỏ đi bước đầu tiên này và tiến thẳng đến vòng dùng lý trí người lớn để ép con.

3.2. Giúp con đặt tên cho cảm xúc:
Ví dụ “Con đói à” “Con tủi thân hả” “Con có buồn hả” “con muốn cái này hả”… Khi con thấy mình được hiểu và thông cảm. Sẽ bớt đi phần nào.

3.3. Luôn báo hiệu cho trẻ biết sắp đến thời điểm chuyển tiếp của hoạt động và có sự giao kèo:
Khi làm bất cứ điều gì cũng phải giao hẹn trước để con có thời gian. Ví dụ: “đi công viên 10 phút rồi về ăn cơm con nhé”; “Xem hết cuốn truyện tranh này thì hai mẹ con đi ngủ nhé”; “con chơi 10 phút rồi đưa em chơi nhé”… Khi đã có sự thống nhất, con sẽ hiểu mình được tôn trọng, được quyền quyết định và sẽ bị phạt nếu không làm theo thỏa thuận.
Không hỏi “con có lên giường đi ngủ không?” mà hỏi “hoặc đi ngủ hoặc đi ra ban công đứng con chọn cái nào“. Vì sao? tuổi này trẻ thích nói không lắm. Nên mà hỏi con có muốn hay không thì chỉ có nhận được câu KHÔNG mà thôi
Ưu điểm của phương pháp này: con dịu bớt, cảm thấy được ăn ủi – hiểu – tôn trọng, tuy chậm, lâu, nhưng chắc chắn. Nhược điểm to nhất của phương pháp này là đánh đúng vào cái yếu nhất của bố mẹ khi dạy con – thiếu kiên nhẫn, không thể kiềm chế cảm xúc.

3.4. Đánh lạc hướng
Não bộ của trẻ 2 tuổi dã có sự phát triển đáng kể xong khả năng tập trung còn ngắn. Biểu hiện là không chơi cái gì được lâu. Vì vậy mẹ hãy tận dụng chữa thói mè nheo, ăn vạ bằng cách hướng con đến sự chú ý khác. Thường thì cách này hay được áp dụng và dễ thành công. Chú ý là khi đánh lạc hướng cũng phải giải thích và chỉ ra cho con thấy là cái kia cũng hứng thú không kém gì cái này.
Ví dụ: con đòi vào bếp nghịch khi mẹ nấu cơm. Hãy cho con mấy cọng rau, cùng con trò chuyện về cách nhặt, hoặc giao cho vài việc nhỏ nếu con đủ sức làm. Nếu đòi cái cốc thủy tinh để nghich, thì phải nói là cái này không được chơi (vì sao?) và đưa chiếc ô tô ra, vặn cho nó kêu, tháo nó ra với vẻ thích thú.

3.5. Đảm bảo luôn nhất quán từ lời nói đến hành động với trẻ:
Khi nói chuyện đàm phán với trẻ, phải giữ được thái độ bình thản và nhất quán từ đầu đến cuối: VD: Nếu trẻ muốn ra ngoài chơi: Thế thì đi giày vào. Trẻ nổi điên không muốn đi giày. Chúng ta chờ đợi, không sao cả, khi nào con bình tĩnh trở lại chúng ta sẽ ra ngoài chơi nhé! Đứa trẻ đói và muốn ăn: Chúng ta yêu cầu trẻ rửa tay trước rồi mơi ăn, trẻ nói không: Nhưng chúng ta sẽ vẫn giữ ý kiến của mình: Rửa tay sạch rồi sẽ ăn, trẻ cần hiểu được điều đó là một quy định. Không ra ngoài nếu con không đi giày, không mặc áo khoác… Cuối cùng trẻ phải học được 1 điều là những cơn ăn vạ không phải để giải quyết vấn đề.
Tôn trọng mọi cảm xúc của con và cho phép con được tự làm một số việc con muốn, được làm theo 1 số quyết định của mình để con thoải mái vượt qua giai đoạn này. Nếu cha mẹ luôn kiểm soát được tình huống thì khi vượt qua giai đoạn này, trẻ thực sự học được rất nhiều kỹ năng: cách chấp nhận, cách đàm phán để giải quyết vấn đề và sự thông cảm, quan tâm đến cảm xúc của người khác.

 Nguồn st

Leave a Reply

Or