Rặn đẻ tự nhiên và rặn đẻ theo hướng dẫn: phương pháp nào tốt hơn?

Cùng tìm hiểu về hai phương pháp rặn đẻ: rặn đẻ tự nhiên và rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sỹ nhé.

Có hai phương pháp rặn đẻ khác nhau. Phương pháp thứ nhất là phương pháp rặn đẻ theo hướng dẫn. Ở phương pháp này, mẹ bắt đầu rặn đẻ khi cổ tử cung mở trọn vẹn 10 phân, và rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sỹ dù có cơn buồn rặn hay không.

Phương pháp thứ hai cũng là phương pháp nhiều bác sỹ, hộ lý khuyến khích với mẹ bầu vì đây là phương pháp rặn đẻ tự nhiên. Trái với phương pháp đầu tiên, phương pháp rặn đẻ này mẹ chủ động hoàn toàn trong ca sinh nở của mình. Nghĩa là mẹ làm theo cảm tính, rặn đẻ khi có cơn buồn rặn và cảm thấy mình đã sẵn sàng thì mới rặn.

Rặn đẻ tự nhiên và rặn đẻ theo hướng dẫn: phương pháp nào tốt hơn?

Phương pháp rặn đẻ theo hướng dẫn được áp dụng phổ biến ở các bệnh viện Mỹ. Tuy nhiên một số chuyên gia cảnh báo phương pháp này cần được nghiên cứu về tính an toàn, bởi nhiều ý kiến cho rằng phương pháp này không mang lại lợi ích cho mẹ và bé, thậm chí còn gây hại.

Rặn đẻ theo hướng dẫn là gì?

Khi được chuyển vào phòng đẻ, các bác sỹ, hộ sinh sẽ hướng dẫn mẹ rặn đẻ. Mẹ được yêu cầu hít sâu khi bắt đầu mỗi cơn co, nín thở và rặn bằng cách căng các cơ bụng, tạo áp lực xuống phía dưới, trong khi đó hộ sinh sẽ đếm từ 1-10. Tiếp theo mẹ hít thở nhanh và thực hiện lần rặn khác. Mỗi cơn co sẽ tương ứng 3 lần rặn.

Rặn đẻ theo hướng dẫn sẽ bắt đầu ngay sau khi cổ tử cung mở hoàn toàn (10 phân) – đánh dấu bắt đầu bước vào giai đoạn hai của quá trình chuyển dạ. Tùy cơ địa mỗi người mà quá trình rặn đẻ sẽ kéo dài vài phút đến vài giờ. Để tránh không bị rách âm đạo khi sinh, mẹ sẽ được các bác sỹ yêu cầu nhịn rặn khi đầu em bé ló ra ngoài vì đây là bộ phận lớn nhất và có khả năng gây rách âm đạo nhiều nhất.

Sự khác nhau giữa rặn đẻ tự nhiên và rặn đẻ theo hướng dẫn

Rặn đẻ tự nhiên là phương pháp rặn đẻ chủ động, rặn đẻ theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể. Bác sỹ sẽ yêu cầu mẹ lắng nghe cơ thể mình, rặn đúng thời điểm, khuyến khích, động viên và đưa ra lời khuyên cần thiết.

Khi rặn đẻ tự nhiên, người mẹ cũng không có thói quen hít sâu và thở ra khi rặn. Nếu nín thở, họ cũng chỉ nín thở trong khoảng thời gian rất ngắn. Cơn rặn cũng ngắn hơn, khi rặn sản phụ cũng có xu hướng gào thét, khóc lóc ầm ĩ.

Một số mẹ muốn rặn ngay lập tức sau khi cổ tử cung mở hết, tuy nhiên những mẹ gây tê ngoài màng cứng sẽ không có cảm giác này. Nếu chưa buồn rặn, mẹ có thể tận dụng thời gian hít thở sâu, nghỉ ngơi trong lúc đầu em bé vẫn đang cố chúc xuống phía dưới tử cung.

Khi buồn rặn, mẹ sẽ rặn nhanh trong vài giây khi cơn co tử cung lên đến đỉnh điểm. Tuy nhiên với những cơn co tiếp theo, mẹ sẽ rặn tốt hơn vì khi đầu em bé chúc xuống, tạo áp lực lên đáy chậu khiến mẹ rặn sâu, dài hơn và thường xuyên hơn.

Đối với những mẹ chọn phương pháp đẻ không đau – gây tê ngoài màng cứng, mẹ sẽ chỉ cảm thấy muốn rặn khi đầu em bé đã chúc xuống thấp nhất, sẵn sàng để chào đời. Nếu bị gây tê ngoài màng cứng quá nhiều, mẹ thậm chí sẽ không có bất cứ cảm giác muốn rặn nào. Tuy vậy, trong cả hai trường hợp, miễn là cơn co đủ mạnh, cơ thể sẽ tự đẩy em bé ra ngoài dù bạn có cảm thấy cơn buồn rặn hay không.

Lợi ích và tác hại của rặn đẻ theo hướng dẫn

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2006 trên 300 sản phụ chuyển dạ mà không áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng nhằm so sánh sự khác biệt giữa hai phương pháp rặn đẻ tự nhiên và rặn đẻ theo hướng dẫn. Theo đó, không có khác biệt nhiều về thời gian rặn đẻ ở nhóm phụ nữ áp dụng hai pháp này.

Rặn đẻ tự nhiên và rặn đẻ theo hướng dẫn: phương pháp nào tốt hơn?

Rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sỹ không mang tới bất cứ lợi ích nào cho mẹ và bé.

Nghiên cứu cũng không tìm ra bất cứ lợi ích nào của phương pháp rặn đẻ theo hướng dẫn đối với mẹ và bé. Thậm chí còn tìm ra một số yếu tố liên quan đến các bệnh tiết niệu sau 3 tháng sau sinh. Trong khi đó rặn đẻ tự nhiên không có bất cứ tác dụng phụ nào.

Ngoài ra, phương pháp rặn đẻ theo hướng dẫn mang đến những bất lợi sau:

– Tăng nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiết niệu và kết cấu khung chậu.

– Tăng nguy cơ rách cơ đáy chậu hoặc rạch tầng sinh môn.

– Nguy cơ nhịp tim của bé không bình thường.

– Tăng căng thẳng và mệt mỏi sau sinh.

– Tỷ lệ can thiệp khi sinh cao (sử dụng forceps, đẻ mổ cấp cứu).

Nên chọn cách rặn đẻ nào?

Một số nhà nghiên cứu cho rằng nên xem xét lại tính hiệu quả của rặn đẻ theo hướng dẫn. Họ tin rằng sản phụ sẽ làm tốt nhất nhiệm vụ sinh con khi họ biết lắng nghe cơ thể mình, rặn đẻ thuận theo tự nhiên. Mặc dù rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sỹ khá hữu ích nhưng nó không nên được áp dụng quá nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ rặn khi buồn rặn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nếu bạn bị gây tê ngoài cứng và không cảm thấy buồn rặn, bạn sẽ phải đợi 1-2 giờ đồng hồ mặc dù cổ tử cung đã mở hết, hoặc chờ cho đến khi đầu em bé đã chúc thấp xuống đáy chậu mới bắt đầu được rặn.

Rặn đẻ theo hướng dẫn đôi khi không phù hợp và mang lại hiệu quả trong trường hợp sản phụ quá mệt, quá lo lắng, sợ hãi đến mức không thể nghe kỹ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ, hộ lý.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng khuyến cáo mẹ bầu nên sử dụng phương pháp rặn đẻ tự nhiên, vì nó tốt hơn phương pháp rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sỹ.

Theo congluan

Leave a Reply

Or