Rắc rối thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ

Sinh non, thai ngược, sản giật, thai chậm tăng trưởng, thai to, lưu thai, tiểu đường, đa ối, thiếu ối là những biến chứng nguy hiểm trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Bạn cần tuân thủ lịch khám thai và thực hiện đúng lời căn dặn của bác sĩ.

Ba tháng cuối cùng của thai kỳ sẽ có thể có một vài biến chứng không mong muốn nhưng có thể xảy đến với bất cứ ai. Dưới đây chúng tôi đề cập đến những biến chứng chính để các mẹ bầu biết nhé.

1. Thai ngược

Thông thường đến tuần 36 là thai đã thuận rồi. Tuy nhiên, nhiều bé đến tuần này vẫn còn chưa thuận (“ngôi mông” chiếm khoảng 3 – 4% tổng số các ca sinh nở) nên các mẹ rất lo lắng.
Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ quyết định xem mẹ nên sinh thế nào tùy thuộc vào một số yếu tố chính (tuổi của thai phụ, đặc điểm của bộ phận sinh dục, hệ thống tim mạch, hệ thống hô hấp hoặc nội tiết, kích thước vùng xương chậu, cân nặng ước tính và tình trạng sức khoẻ của thai nhi, độ mở của cổ tử cung của mẹ…).
rắc rối thường gặp trong ba tháng cuối thai kỳ
Nếu không may bạn bị ngược thai thì cũng đừng lo lắng vì với kỹ thuật và các phương tiện chẩn đoán hiện đại, các bác sĩ sẽ giúp bạn và thai nhi “mẹ tròn con vuông”.

2. Tiền sản giật

Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ và ổn định, thai nhi dưới 37 tuần và đang phát triển bình thuờng: thì cần theo dõi và làm theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa. Lời khuyên chung là hạn chế hoạt động thể lực và tăng cường nghỉ ngơi, theo dõi huyết áp của mẹ, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm và theo dõi tim thai của bé, thường xuyên đề phòng biến chứng.

rắc rồi thường gặp trong 3 tháng cuối thai kì

Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ, thai nhi được trên 37 tuần:  Bác sĩ sẽ thăm khám, nếu cổ tử cung bắt đầu mỏng và mở ra thì bạn có thể sẽ được sinh “chỉ huy, can thiệp” hoặc chỉ định sinh mổ để an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu bạn được chẩn đoán tiền sản giật nặng và thai nhi được 34 tuần trở lên: bạn sẽ phải nhập viện theo dõi và có thể là sinh “chỉ huy, can thiệp”  hay sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu bạn được chẩn đoán tiền sản giật nặng và thai nhi dưới 34 tuần: chắc chắn sẽ phải nằm viện trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ để các bác sĩ can thiệp các biện pháp hỗ trợ. Trong thời gian đó, bạn có thể bị sinh “chỉ huy, can thiệp” hoặc sinh mổ bất cứ lúc nào nếu xuất hiện những biến chứng với tiên lượng không tốt.

Để đề phòng sản giật/tiền sản giật không khó: Bạn cần đi khám thai đều đặn, mỗi lần khám thai cần đo huyết áp, thử nước tiểu, kiểm tra cân nặng,… cho mẹ. Nếu bạn thấy phù chân, tay, đau đầu váng đầu thì nên đến bác sỹ để kiểm tra ngay nhé. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên chủ động ăn nhạt đi một chút.

3. Sinh non

Trẻ sinh non là những em bé được sinh ra trước 37 tuần của thai kỳ, hiện tượng này có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ mang thai nào. Có thể cứu sống được trẻ sinh non song việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sinh non tháng rất khó khăn và tốn kém, tỉ lệ tử vong khá cao.
rắc rối thường gặp trong 3 tháng cuối thai kì
Nếu bạn có những triệu chứng dự sinh non (cơn co thắt xảy ra thường xuyên, đau thắt ở vùng bụng, xương chậu, âm đạo ra nhớt hồng, ra máu hoặc dịch nhầy cổ tử cung, rò rỉ nước ối, đau thắt lưng, đau lưng, tiêu chảy…) thì cần đi khám bác sĩ ngay để họ quyết định xem có thể điều trị giữ thai cho bạn để bé tiếp tục lớn thêm trong bụng mẹ hay phải sinh sớm.

4. Thai chậm tăng trưởng

Có những thainhi khi còn nằm trong tử cung đã suy dinh dưỡng, không phát triển như bình thường. Thai nhi chậm tăng trưởng không ảnh hưởng tới người mẹ, không có triệu chứng rõ ràng nên chỉ có đi thăm khám thường xuyên các bác sĩ mới phát hiện được điều này. Do vậy, lời khuyên dành cho bạn là định kỳ thăm khám nhé.

Trên đây là những biến chứng có thể gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ. Các mẹ chú ý đi khám theo định kỳ và khám ngay khi thấy bất thường để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nhatkybe

Leave a Reply

Or