Quy tắc dạy con “kỹ từng li từng tí” của người Nhật, muốn con TÀI ĐỨC VẸN TOÀN bố mẹ nên học ngay

Quy tắc dạy con “kỹ từng li từng tí” của người Nhật, muốn con TÀI ĐỨC VẸN TOÀN bố mẹ nên học ngay

Những quy tắc ứng xử

1. Khi ăn không được vừa nhai vừa nói, không chọc đũa, không huơ huơ đũa để chọn thức ăn.
2. Không nghịch ném đồ ăn, không chọc người khác cười khi họ đang ăn, không ho hay hắt xì vào bàn ăn.

3. Không uống ực một hơi hết cốc sữa mà hãy thưởng thức một cách từ tốn để tỏ lòng cảm ơn những người đã làm ra thức ăn cho mình.

myeva-48-quy-tac

4. Khi đang ăn cơm không xem ti vi để tôn trọng người cùng ăn.

5. Khi đi đâu hãy nói cho người nhà biết: đi đến đâu, mấy giờ về, chơi cùng ai, và hãy về nhà trước khi trời tối.

6. Hãy kiểm tra lại trước khi ra khỏi nhà tắm hay nhà vệ sinh: đã tắt vòi chưa, tóc có rớt ở bồn không; đã xả nước, đóng nắp chưa. Cần suy nghĩ cho người dùng sau.

7. Hãy luôn suy nghĩ đến lập trường của người khác để hành động: ví dụ bố nhờ mang bánh xà phòng vào vì nhà tắm hết xà phòng thì trước khi đưa bố hãy bóc giấy ra (vì nhà tắm không có thùng đựng rác).

8. Khi khách đến nhà hãy tiếp đón thịnh tình: mời vào nhà, làm nhiệm vụ rót trà, trà để bên trái, bánh kẹo để bên phải theo hướng khách ngồi, tiễn khách.

9. Khi bị cha mẹ nhắc nhở làm gì hãy lập tức làm ngay: để tạo thói quen phản xạ, hành động ngay lập tức cho bản thân.

10. Đừng lấy lí do “Vì mọi người đều như vậy” để làm lí do khi muốn đòi hỏi cái gì. Hãy nói lập trường của chính mình.

Rèn luyện ý thức

1. Khi được ai đó làm cho cái gì hãy nói “Cảm ơn” ngay lúc đó.

2. Khi làm điều gì có lỗi với ai đó hãy nói “Xin lỗi” ngay tại thời điểm ấy, tạ lỗi trước rồi hãy trình bày lí do.

3. Im lặng lắng nghe khi người khác nói, và nhìn vào mắt họ khi nói.

4. Đừng quan sát lúc người khác đang bị mắng vì họ đang rất xấu hổ, trong nhà hàng đừng nhìn ai đó khi họ làm rơi bát đĩa.

20431381_813859502128877_462822562656365519_n

5. Khi nhờ ai hãy chạy đến tận nơi chứ đừng đứng từ xa gọi vọng ra.

6. Khi đưa đồ cho ai hãy xoay theo hướng họ: xoay chuôi dao, kéo về hướng người nhận.

7. Hết giấy vệ sinh hãy tự thay cho người dùng sau.

8. Đừng hỏi “Cái này có đắt không?”: đừng phán đoán mọi thứ thông qua giá trị tiền cao hay thấp, vì sẽ dễ biến mình trở thành nô lệ của đồng tiền.

9. Khi bị bạn bè bắt chịu điều bực tức hãy im lặng kiên nhẫn, chắc chắn sẽ có người hiểu mình.

10. Khi có lỗi sai không đổ lỗi cho người khác, hãy tự mình thừa nhận thất bại và lỗi sai. Vì ai cũng đều có thất bại, thất bại thì mới thành công.

11. Giữ lời hứa: vì lời hứa được giữ gìn sẽ có giá trị nhất định, đừng hứa những gì mình không làm được.

12. Khi muốn đi qua ai đó hãy đi vòng sau lưng họ: để hành động của mình không làm phiền người khác.

13. Khi va phải ai hãy nói lời xin lỗi trước.

14. Khi muốn mượn đồ hãy xin phép, và đợi người khác đồng ý mới được phép dùng.

15. Thấy đồ rơi trên sàn hãy tự giác nhặt lên: chỉ làm những gì liên quan đến mỗi bản thân mình thì chưa đủ, mà hãy có thói quen để ý thấy cái gì là làm luôn mà không cần cha mẹ hay người khác nhờ vả.

16. Trân trọng và giữ gìn đồ đạc: đừng nghĩ rằng nếu hỏng lại mua cái khác mà hãy coi trọng mỗi đồ chơi hay đồ dùng.

17. Hãy tích lũy những việc tử tế nho nhỏ mỗi ngày: như chủ động lau giày cho bố, lấy khăn cho mẹ… Ai biết làm người khác vui thì sẽ biết hạnh phúc là đem lại niềm vui cho người khác.

18. Hãy vỗ tay với những điều tuyệt vời, thừa nhận tài năng của người khác một cách chân thành.

-Theo tinhtam.info-

Leave a Reply

Or