Phụ huynh nên chủ động phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ

Để vừa phòng bệnh, vừa giúp trẻ phát triển tốt, bạn cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ chất với bốn nhóm thức ăn chính: rau quả, ngũ cốc, chất béo, đạm; bổ sung vitamin C có trong trái cây để tăng cường sức đề kháng.

Bước vào những ngày bận rộn nhất trong năm, nhiều phụ huynh chủ quan trước sự đe dọa của các căn bệnh ở trẻ nhỏ.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, trong tháng 11, gần 163.000 lượt bệnh nhi đến khám và chữa trị tại 52 phòng khám của bệnh viện. Những bệnh mà trẻ gặp phải mùa này là: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy cấp, một số ít là tay chân miệng, sốt xuất huyết. Ngoài ra, bệnh sốt phát ban, thủy đậu và quai bị có tăng so với những tháng trước đó và đây là đợt tăng theo chu kỳ mùa. Bên cạnh đó, viêm da do thời tiết khô hanh cũng không hiếm gặp. Tuy nhiên, trẻ chỉ được đưa đến bệnh viện khi đã ủ bệnh trước đó khá lâu, không có chuyển biến khi phụ huynh tự chẩn đoán và mua thuốc điều trị tại nhà.

Nhiều phụ huynh đến từ các vùng nông thôn không có nhiều kiến thức về những bệnh thường gặp mùa này cũng như cách phòng nên chỉ khi con bệnh thì mới hay. Trong khi đó, nhiều người sống ở thành thị, có điều kiện tiếp xúc với thông tin nhưng cuối năm, công việc bận rộn, họ cũng không có nhiều thời gian dành cho con trẻ.


Chế độ ăn uống hợp lý với việc tăng cường bổ sung Vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Ngoài trẻ em, người già và phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc bệnh. Ba đối tượng này có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu nên khả năng nhiễm lạnh, nhiễm cúm, đặc biệt là các bệnh liên quan tới đường hô hấp rất dễ xảy ra. Noel sắp tới, việc ra ngoài chơi lễ trong môi trường đông đúc càng khiến bệnh dễ được dịp tấn công.

Một cơ thể khỏe mạnh sẽ ít có khả năng mắc bệnh hơn hoặc khi bị bệnh sẽ mau khỏi. Do đó, để vừa phòng bệnh, vừa giúp trẻ phát triển tốt, bạn cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ chất với bốn nhóm thức ăn chính: rau quả, ngũ cốc, chất béo, đạm;  bổ sung vitamin C có trong trái cây để tăng cường sức đề kháng.

Khi đã trang bị “vũ khí” từ bên trong thì cũng cần phải triệt tiêu “kẻ tấn công” từ bên ngoài như bệnh nhiễm khuẩn dễ lây qua đường hô hấp, ăn uống… Trong đó, tay người gần như là tác nhân để đưa vi khuẩn vào cơ thể nhanh nhất. Trẻ với bàn tay nhiễm khuẩn hay bốc thức ăn, quẹt mũi, dụi mắt… Do đó, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ rửa tay thật sạch với nước rửa tay diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ra ngoài chơi như một thói quen hàng ngày.


Ngoài việc tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ với nước rửa tay diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, phụ huynh cũng nên chú ý nhắc trẻ rửa tay sau khi tiếp xúc với đất cát, chất bẩn, sau khi phụ giúp bố mẹ.

Bên cạnh đó, mùa lạnh, việc giữ ấm là cần thiết nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ không cần tắm. Khó có thể biết vi khuẩn tích tụ trong cơ thể dưới lớp áo ấm nhiều hơn hay ít hơn so với việc trẻ mặc áo mát, chơi ngoài trời trong mùa hè. Do đó, để đảm bảo vi khuẩn không có chốn trú ngụ, bạn nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm diệt khuẩn ít nhất hai lần mỗi ngày. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Trời trở lạnh, nếu trẻ không chịu thực hiện các bước vệ sinh cá nhân cơ bản như rửa tay, tắm rửa, cha mẹ cần nghiêm khắc nhắc trẻ thực hiện chứ không vì một lý do gì đó mà bỏ qua. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần ý thức rằng nước sạch thông thường không thể loại bỏ hiệu quả các loại vi khuẩn gây bệnh mà phải nhờ đến các sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn. Bạn cũng nên lưu ý việc vệ sinh chăn đệm thường xuyên vì đây là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn không ngờ tới.

 

 

 

theo: camnanggiadinh

Leave a Reply

Or