Phòng chống tai nạn trong nhà tắm cho bé

Nhà tắm là địa điểm được rất nhiều bé yêu thích bởi hầu hết các bé đều thích thú với việc nghịch nước trong khi tắm gội. Tuy nhiên, đây cũng chính là nơi có nhiều mối nguy hiểm rình rập bé. Vì vậy, mẹ cần lưu ý những điều sau để phòng chống tai nạn thương tích cho con.

Phòng chống tai nạn trong nhà tắm cho bé

Sàn nhà tắm luôn khô ráo:

–          Sàn nhà tắm thường trơn trượt và ẩm ướt, rất dễ khiến bé bị té ngã, vì vậy mẹ nên sử dụng sản phẩm lót sàn nhà tắm có độ ma sát cao. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên dùng thảm lót chậu tắm cho bé.

–          Ở thành bồn tắm hoặc mép chậu tắm nên bọc cao su hoặc để thêm một miếng đệm chống trượt, để khi bé bám tay và đứng lên ngồi xuống không bị trượt ngã.

–          Bề mặt nhà tắm cần được giữ khô ráo, vệ sinh và lau thật khô sàn nhà trước khi tắm cho bé. Sàn nhà tắm nên có hệ thống thoát nước tốt để nhanh khô, tránh việc bé dẫm lên và bị trượt chân ngã.

–          Chuẩn bị sẵn cho bé các loại giày, dép chống trượt (có hạt cao su tăng ma sát) giúp bảo vệ đôi chân của bé và giảm trơn trượt.

–          Ngoài ra, để tránh cho bé bị thương khi va đập hoặc trượt té, tốt nhất nên bọc các góc cạnh sắc nhọn trong nhà tắm lại.

 

  1. Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm:

–          Để phòng tránh cho bé bị bỏng nước nóng, khi pha nước tắm cho bé, mẹ nên xả nước lạnh trước, sau đó mới xả nước nóng vào.

–          Không nên vội vàng đặt bé ngay xuống nước mà trước khi đặt bé vào chậu/ bồn tắm, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước. Bạn có thể nhúng phần cổ tay xuống nước để xem nhiệt độ đã phù hợp với cơ thể của bé chưa. Nếu muốn chắc chắn hơn, mẹ có thể dùng nhiệt kế để kiểm tra, nhiệt độ chung an toàn cho bé là 37 – 40 độ C.

–          Giúp bé phân biệt được vòi nước nóng và nước lạnh để bé không bị nhầm lẫn khi mở nước.

–          Nếu có thể, nên lắp đặt loại hệ thống vòi nước làm ấm tự động, tránh trường hợp bé có thể bị bỏng do nước quá nóng hoặc bị cảm do nước quá lạnh.

–          Tuyệt đối không đặt ấm đun nước, phích, chai hay các vật dụng dễ vỡ trong nhà tắm để tránh việc bé vô tình làm đổ.

 

  1. Không để bé một mình trong nhà tắm:

–          Dù có bất cứ việc gì cũng tuyệt đối không để bé ngồi một mình trong nhà tắm vì bé rất dễ gặp phải những tai nạn đáng tiếc như ngã úp mặt xuống chậu nước.

–          Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi tắm cho bé để không phải chạy ra chạy vào lấy đồ.

–          Tốt nhất, nên chuẩn bị cho bé chậu tắm hoặc bồn tắm riêng phù hợp, không nên cho bé sử dụng bồn tắm của người lớn.

 

Ngoài ra, để nhà tắm an toàn cho bé, mẹ cần chú ý:

–          Những hóa chất tẩy rửa dùng để vệ sinh nhà tắm cần được bảo vệ an toàn và đặt ngoài tầm với của bé.

–          Những loại hóa mỹ phẩm như nước xả vải, chất tẩy rửa, mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc da…cũng cần đặt trong tủ khóa lại, không đặt ở ngay tầm với của bé.

–          Không cọ rửa nhà vệ sinh khi có mặt bé ở đó để tránh chất tẩy rửa có thể văng vào mắt bé, đồng thời tránh việc bé đòi làm theo.

–          Không để các dụng cụ sắc nhọn như dao, kéo trong nhà tắm. Máy sấy tóc hay đồ cạo râu của người lớn nên được để trong tủ khóa lại hoặc để ở nơi cao ráo tránh xa tầm với của bé.

–          Tay vịn cửa cũng nên ở vị trí cao hơn tầm với của bé để tránh trường hợp bé tự động mở cửa đi vào. Nên bố trí để chốt cửa nhà tắm ở phía bên ngoài, tránh trường hợp cửa bị sập chốt bên trong và bé bị nhốt trong đó.

 

Với các bé lớn hơn, mẹ có thể dạy cho bé chủ động phòng chống tai nạn thương tích trong nhà tắm bằng việc giải thích cho bé công dụng của những thứ thông thường, chẳng hạn như xà phòng được dùng để rửa tay, các chất tẩy rửa được dùng để giặt quần áo, vệ sinh bồn cầu… Quá trình trò chuyện dần dần sẽ giúp bé tạo thành thói quen và nhận biết được vật dụng nào dùng để làm gì và biết cách sử dụng đúng để không bị tai nạn thương tích.

 

theo: baby.marry

One thought on “Phòng chống tai nạn trong nhà tắm cho bé

Leave a Reply

Or