Phát triển trí não cho trẻ sơ sinh từ A-Z – phần 1

Trong năm đầu đời, kích thước não bộ của con sẽ tăng gấp đôi. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn kích thích sự phát triển của con, giúp con thông minh hơn, tư duy tốt hơn, và đương nhiên, sẽ học hỏi được nhiều hơn.

A – Attention (Quan tâm)
Một nghiên cứu mới cho thấy, với trẻ nhỏ, sự quan tâm, ân cần chăm sóc hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất. Sự quan tâm của bạn sẽ làm cho não của bé phát triển, hiểu được sự tương tác, đáp ứng giữa con và bạn. Hãy để con hiểu rằng, nếu con khóc, bạn sẽ vỗ về; nếu con sẵn sàng chơi đùa, bạn sẽ chơi với con…

B – Breast milk (Bú sữa mẹ)
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho con. Và theo một nghiên cứu mới đây, não của con sẽ phát triển hơn 20-30% nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ba tháng đầu. Những vùng não sẽ phát triển mạnh hơn nhờ sữa mẹ là ngôn ngữ, cảm xúc và nhận thức.

C – Calm (Cân bằng)
Sự cân bằng cảm xúc là điều bạn cần giúp bé trong 3 tháng đầu. Điều đó sẽ làm dịu hệ thống thần kinh và ngăn chặn hormone căng thẳng can thiệp đến sự phát triển của não bộ. Nếu bé quấy khóc, hãy vỗ về giúp con bình tĩnh lại. Cho dù con không ngừng khóc, não của con cũng sẽ được đảm bảo phát triển nhờ vào sự cố gắng của bạn.

D – Double (Não phát triển gấp đôi)
Trong năm đầu tiên, não của con sẽ tăng gấp đôi kích cỡ; tiểu não – một khu vực kiểm soát phối hợp và cân bằng, tăng gấp ba. Điều này được cho là liên quan đến số lượng kỹ năng vận động mới con học được từ lúc mới chào đời cho đến khi được 12 tháng. Các khu vực thị giác ở võ não sẽ giúp bé có tầm nhìn rõ vào tháng thứ 4.

E – Eye Contact (Giao tiếp bằng mắt)

468830969

Giao tiếp bằng mắt sẽ tạo ra một cảm xúc và một sự kết nối mạnh mẽ giữa bạn và bé. Chia sẻ ánh mắt là cách để bé học về ngôn ngữ và thái độ của người khác thể hiện qua đôi mắt.

F – Focus (Tập trung)
Khi bé tập trung vào một món đồ chơi hay chăm chú nhìn vào một hình vẽ là bé đang học. Đối với trẻ 3 tháng tuổi, tập trung vào một đối tượng từ 10-15 giây với cường độ cao tương đương với một người lớn tập trung làm việc trong một giờ. Khi tập trung, não của bé đang cố gắng hiểu được ý nghĩa những gì bé nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy và nhận thấy.

G – Grouping (Nhóm)
Từ 10 hoặc 11 tháng tuổi, bé đã có thể hiểu được đại khái về số lượng và tinh thần nhóm. Dù chưa thể đếm được, bé đã hiểu sự thay đổi, nghĩa là nhận ra lúc nào ít hơn, lúc nào nhiều hơn. Để rèn luyện, trong lúc chơi với các hình khối, bạn có thể hướng dẫn bé sắp xếp theo màu hoặc sắp xếp từ lớn đến nhỏ…

H – Hearing (Thính giác)
Sau khi chào đời, con sẽ nhận ra giọng nói của bạn vì con đã từng nghe thấy bạn nói từ lúc còn trong bụng mẹ. Bé có thể nhận ra giai điệu của giọng nói, thậm chí là cảm xúc, vui hay buồn. Lúc bé đang ngủ, tiếng nói gần đó có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ cortisol.

I – Iron (Chất Sắt)
Trẻ cần chất sắt để sản xuất các tế bào máu mang oxy, giúp tăng trưởng não bộ. Nếu dùng sữa công thức, bé có thể đã đủ chất sắt. Nếu bé bú mẹ, bạn cần bổ sung chất sắt. Trẻ sinh non cũng cần phải bổ sung chất sắt. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để đảm bảo đủ liều lượng và an toàn cho sức khỏe.

J – Jiggle (Rung nhẹ)
Khi bạn ôm con vào lòng và rung nhẹ, bạn đã kích thích não con giải phóng hormone cần thiết cho sự tăng trưởng. Vuốt ve, vỗ nhẹ, massage tay chân sẽ giúp cho bé rất nhiều, bạn đừng quên nhé!

87848104

K – Kicking (Cử động tay chân)
Con có thể giao tiếp bằng cơ thể của mình. Bạn có thể làm mặt hề với con, con sẽ rất thích thú và đá chân để thể hiện điều đó. Bạn có thể cầm tay con và điều khiển một cách nhẹ nhàng với những biểu cảm vui vẻ, dần dần con sẽ học được cách “nói chuyện” với hai tay và hai chân của mình.

462396359

L – Looking (Nhìn)
Bắt đầu từ tuần thứ 6 trở đi, bé học bằng cách nhìn. Với một đối tượng mới toanh, bé sẽ nhìn chăm chú lâu hơn là một gương mặt bé đã từng nhìn thấy, và với những gương mặt quen thuộc, bé sẽ ít chú ý hơn. Không nên thay đổi đồ chơi hoặc các trang sách màu quá nhanh để bé có thời gian thích nghi, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi sau này của trẻ.

M – Music (Âm nhạc)
Âm nhạc sẽ tương tác với bé và giúp phát triển não bộ từ sớm. Cho bé nghe nhạc và cùng có phản ứng theo giai điệu như lắc lư, hát theo, gõ nhịp… bé sẽ giao tiếp tốt hơn, mỉm cười nhiều hơn và phản ứng não sớm cũng như tinh vi hơn những người chỉ đơn thuần nghe một bài hát nào đấy.

Leave a Reply

Or