Phải làm gì khi trẻ gặp phải bệnh mẩn ngứa?

Phải làm gì khi trẻ gặp phải bệnh mẩn ngứa? Đây là thắc mắc được nhiều cha mẹ quan tâm khi thấy da con xuất hiện những vết mẩn ngứa, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cũng như khiến trẻ khó chịu, quấy khóc

Tình trạng mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là tình trạng không hiếm gặp, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh và ngược lại, do làn da vốn còn mỏng manh và nhạy cảm. Có những cách mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để làm giảm tình trạng mẩn ngứa cho trẻ, vì thế các bậc cha mẹ nên bớt lo lắng và có thể tham khảo những cách dưới đây.

 Phải làm gì khi trẻ gặp phải bệnh mẩn ngứa? .

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết phải làm gì khi trẻ bị mẩn ngứa. (Ảnh minh họa)

Cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây mẩn ngứa

Trước tiên bạn phải cách ly bé khỏi các tác nhân gây dị ứng như thảm len, áo lông, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm.

Không nên cho trẻ ra ngoài trời gió hay nơi có nhiều phấn hoa có thể trẻ sẽ bị dị ứng phấn hoa. Hạn chế tiếp xúc các con vật nuôi dễ gây dị ứng hay lây bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ như chó mèo. Có thể một số ký sinh trùng, hay bệnh tật từ mèo sẽ lây sang trẻ nhỏ.

Làm sạch da cho trẻ

Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc cha mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho trẻ sao cho lúc nào cũng sạch sẽ; không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.

Quần áo của trẻ phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại. Tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng sửa rửa tắm của bé (tuyệt đối không dùng sữa tắm người lớn).

Ngâm vùng da bị tổn thương trong nước ấm khoảng 15 – 20 phút, sau đó lau người không quá khô rồi bôi chất dưỡng ẩm lên ngay sau đó. Ngâm mình từ 1 – 3 lần/ngày thùy theo độ nặng nhẹ của trẻ.

Cắt móng tay cho trẻ để trẻ không cào, gãi vào vùng da tổn thương

Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm trùng da. Nếu trẻ cào, gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho trẻ để ngăn ngừa da bị trầy, nhiễm trùng.

Theo Gia đình Việt Nam

Leave a Reply

Or