Nuôi dạy con theo kiểu “mẹ hổ” giúp con thành đạt

Vào năm 2011, giáo sư khoa Luật của trường đại học Yale danh tiếng Amy Chua đã làm nên một cú sốc trên toàn thế giới khi cho xuất bản cuốn sách với tựa đề “Battle Hymn of the Tiger Mother” (tạm dịch là Khúc chiến ca của mẹ hổ), trong quyển sách này giáo sư đã không hề nao núng khi tuyên bố hung hồn rằng những bà mẹ Trung Quốc nuôi con vượt trội hơn những người mẹ khác.

Amy, tác giả của cuốn sách là người ủng hộ tích cực việc “thương cho roi cho vọt”, đã tuyên bố rằng cách bố mẹ nuôi dạy con khắt khe đã giúp một số lượng lớn các trẻ em Trung Quốc phát triển tốt trong môi trường trường học. Trong khi có rất nhiều phụ huynh nhận thấy rằng việc nuôi dạy con trẻ bằng “kỷ luật thép” là quá hà khắc thì có một thực tế không thể phủ nhận là một số lượng lớn những con người thành đạt đã được giáo dục bằng phương pháp này.

Vậy, cái gọi là “kỷ luật thép” hay phương pháp cực đoan trong cách nuôi dạy con cái của bố mẹ Trung Quốc là những gì?

http://www.dreamstime.com/royalty-free-stock-image-portrait-chinese-mother-daughter-park-image26098976


1. Họ tin rằng con cái họ có thể trở thành người giỏi nhất
Những bà mẹ Trung Quốc luôn tin rằng con của họ có thể là học sinh giỏi nhất trong lớp, trong trường. Cô Amy Chua cho biết, các bậc phụ huynh Trung Quốc luôn buộc con họ làm nhiều hơn, thực hành nhiều hơn bởi vì điều này là yếu tố sống còn để thành công. Cô nhấn mạnh thêm rằng, một khi đứa trẻ ấy xuất chúng ở một phương diện nào đó, đứa bé ấy sẽ được ca ngợi và kết quả là sự tự tin của trẻ sẽ dần nâng cao. Đối với các bố mẹ Trung Quốc, những thành tích trong học tập của con cái họ chứng tỏ rằng phương pháp dạy con của họ là đúng. Còn nếu như con họ gặp khó khăn ở trường, thì chỉ có một kết luận duy nhất mà bố mẹ đưa ra đó là con họ đã sai phạm điều gì đó.

Trong bài viết How good are the Asians? Refuting four myths about Asian-American academic Achievement? của Yong Zhao và Wei Qui (tạm dịch là: Người châu Á giỏi đến mức nào? Phản đối bốn thuyết về thành thích học tập của người Mỹ gốc Á). Họ đã trình bày những phát hiện mới rằng các học sinh người Mỹ gốc Hoa thường có điểm SAT cao hơn và nhiều trong số họ đạt được học bổng U.S. National Merit Scholars giúp cho họ chiếm được hầu hết các vị trí trong các trường đại học ưu tú tại Mỹ. SAT là kỳ thi chuẩn hóa tuyển sinh vào đại học bốn năm tại Hoa Kỳ do Tổ chức giáo dục phi lợi nhuận College Board của Mỹ tổ chức thi và quản lý.

2. Họ thường có đòi hỏi khắt khe về kết quả của con cái
Những phụ huynh Trung Quốc buộc con họ phải học, luyên tập và đạt được thành tích xuất sắc. Liu Yiting đã từng có ghi chép về phương pháp giáo dục nghiêm ngặt và khắt khe của gia đình cô trong quyển sách nổi tiếng “Cô gái Harvard Liu Yiting”. Ngày càng đông các cặp bố mẹ Trung Quốc muốn hướng con mình vào các trường đại học ưu tú tại Mỹ. Và hơn hết, những người mẹ Trung Quốc luôn đòi hỏi cao hơn những người mẹ phương Tây, và kết quả là “những đứa trẻ tài năng và thành tích học tập tuyệt vời”.

http://www.dreamstime.com/royalty-free-stock-photos-little-student-doing-his-winter-holidays-school-assignment-boy-writing-chinese-characters-book-room-getting-ready-image50729568


3. Bố mẹ thường nhấn mạnh vào sự nỗ lực chứ không phải tài năng thiên bẩm
“Thành tích không phải là một thứ gì đó liên quan đến di truyền (Không phải là thứ sinh ra đã có) mà nhờ vào yếu tố văn hóa” đây là cách phân tích của James Flynn, tác giả của quyển sách: Asian Americans: Achievement Beyond IQ (tạm dịch là: Người Mỹ gốc Hoa: Khi thành tích vượt khỏi giới hạn IQ), trong quyển sách này ông cũng chỉ ra các giá trị từ đạo đức làm việc và truyền thống giáo dục.

Đối với bố mẹ Trung Quốc, tất cả đều tập trung ở việc là con họ đã đổ bao nhiêu nỗ lực vào một việc gì đó, chứ họ không mong chờ gì ở tài năng thiên bẩm. Và họ tin rằng, mọi nỗ lực sẽ được đền đáp không bằng cách này thì cũng bằng cách khác. Sophia, con gái của Amy Chua, thuật lại: cô đã từng bị ép buộc như thế nào để đến các hội trại piano, và sau này, ngay cả khi niềm đam mê piano trong cô trỗi dậy và cô đã trở thành một nghệ sĩ piano tài năng thì Sophia vẫn phải nỗ lực hết mình khi luyện tập một tác phẩm nào đó.

http://www.dreamstime.com/stock-photos-asian-boy-working-computer-image29599463


4. Họ rất nghiêm túc khi làm một việc gì đó
Khi mà nhiều phụ huynh cho rằng việc yêu cầu con luyên tập một môn học hay nhạc cụ nào đó nửa giờ mỗi ngày là đã quá khắt khe thì những người mẹ Trung Hoa xem giờ luyện tập đầu tiên vô cùng dễ dàng, chỉ tới giờ thứ 2 và thứ 3 thì mới thật sự là khắt khe. Bố mẹ Trung Quốc thường dành thời gian lâu hơn gấp 10 lần để cùng con ôn luyên học hành, trong khi đó những đứa trẻ phương Tây thì tham gia vào các môn thể thao. Rất nhiều các bậc phụ huynh ở quốc gia này cũng cho con họ đi học thêm từ những năm tháng đi học đầu tiên với một hy vọng rằng con họ có thể học tốt hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Cô gái Harvard Yiting thì không còn xa lạ gì với chế độ học tập nghiêm ngặt. Bố mẹ cô ấy đã bắt cô ấy phải nhảy dây mỗi ngày ở nhà cho đến khi cô đạt được giải thưởng trong cuộc thi nhảy dây ở trường và buộc cô phải giữ được viên đá lạnh trong hai lòng bàn tay của mình cho đến khi Yiting có thể tăng được mức chịu đựng.

http://www.dreamstime.com/royalty-free-stock-image-little-boy-writing-chinese-homework-home-image35535146


5. Bố mẹ thường thẳng thắn với con cái về những việc cần phải làm được
Những người phụ huynh này sẽ không bao giờ vòng vo với con cái. Mà họ – những người mẹ Trung Quốc sẽ nói thẳng vào mặt con rằng con đã làm sai điều gì. Trong văn hóa Trung Hoa, những cách nói hoa văn thường rất hiếm gặp. Giáo sư Chua nói rằng, những bố mẹ này sẽ không bao giờ quan tâm tới tâm lý của con, họ chỉ nhấn mạnh vào sức mạnh và ghét sự mong manh, yếu ớt.

Bố mẹ tin rằng con cái của họ đủ mạnh mẽ để có thể chịu được cảm giác xấu hổ và có thể tận dụng nó vào việc học. Họ không thể yên tâm ở con cái họ khi mà con chỉ có một mức học tập trung bình.

http://www.dreamstime.com/royalty-free-stock-photography-asian-girl-studying-image9670057


6. Bố mẹ tin họ biết điều gì là tốt nhất cho con cái
Họ luôn tin rằng tất cả những việc họ làm cuối cùng cũng là đem lại điều tốt nhất cho con. Họ tự cho mình có quyền để buộc vào con những sở thích mà họ cho là phù hợp. Một minh chứng rõ ràng là những nữ sinh Trung Quốc không được phép có bạn trai vào thời kỳ Trung học và tuyệt đối không được ngủ qua đêm ở nhà người lạ. Phong cách độc đoán của những bậc phụ huynh được dán nhãn “tốt nhất cho con” là cách mà bố mẹ Trung Quốc thể hiện tình yêu thương với con cái mình.

Trong khi bố mẹ phương Tây thì rất mực tôn trọng quyền cá nhân của con cái mình và luôn tạo một môi trường tích cực xung quanh con. Còn với bố mẹ Trung Hoa, họ tin rằng họ cần hướng con cái với những kỹ năng, làm con thấm nhuần thói quen làm việc, giúp con nhận ra khả năng của mình và đồng thời phát triển sự tự tôn của con để con có một tương lai thành công.

http://www.dreamstime.com/stock-photography-mother-helping-children-homework-using-digital-tablet-home-image37639922


7. Bố mẹ luôn kiểm soát tình hình để đạt được thứ cần có
Những người mẹ Trung quốc có thể trở nên rất kiểm soát con cái của họ để tạo cho con cách ứng xử và kết quả học tập tốt nhất. Họ ra lệnh cho con họ những gì được và không được làm. Giáo sư Chua đã từng đe dọa đứa con gái 7 tuổi của cô rằng bé con sẽ không được ăn trưa, ăn tối, sẽ không có quà tặng sinh nhật và rằng cô sẽ làm bất cứ điều gì để khiến con gái phải thành thục trên các phím đàn piano.

Gia đình của Chua đã từng có lúc biến thành “vùng chiến trận” và Lulu thì nổi loạn vì phải chịu đừng sự hà khắc của mẹ, việc đó chỉ dừng lại khi mà con gái cô đã luyện đàn một cách thành thục. Lulu còn thừa nhận rằng việc luyện đàn đã trở nên rất dễ dàng. Trong quyển sách của mình, giáo sư Chua cũng viết rằng không có cách nào tốt hơn để xây dựng sự tự tin trong ai đó bằng việc khiến người ấy đạt được thành tựu trong một lĩnh vực nhất định mặc dù để đạt được nó không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Cách “giáo dục thép” của những phụ huynh Trung Quốc có lẽ không phải là lựa chon thích hợp cho nhiều cặp bố mẹ trên thế giới, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng nền giáo dục ấy đã tạo ra những con người tài năng trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Đây đúng là một tình yêu “sắt đá” nhưng một cách nào đó nó lại phù hợp cho con cái họ.

Theo: http://ph.theasianparent.com/

Leave a Reply

Or