Nuôi dạy con: 10 sai lầm phổ biến nhất của các bà mẹ (Phần 2)

Không có người mẹ nào là hoàn hảo nhưng bạn luôn có thể cố gắng nhiều hơn mỗi ngày để trở thành người mẹ tuyệt nhất thế gian trong mắt con cái. Và để làm được điều đó, tốt nhất là bạn đừng để bản thân mắc quá nhiều những sai lầm bên dưới.

Kỳ vọng quá nhiều

Bạn có nhận thấy rằng chuyện bạn muốn trẻ làm mọi thứ tốt như bạn làm là không công bằng và hợp lý? Tay của trẻ chưa đủ lớn, sự phối hợp vận động chưa thể nhuần nhuyễn và khả năng xử lý vấn đề của trẻ lại càng hạn chế, đôi khi trẻ không biết phải làm gì chứ không phải là biết mà không làm. Bạn cũng không thể trông đợi việc trẻ tự mình làm thành thạo một việc cho tới khi bạn hướng dẫn cho trẻ từng bước một theo một cách thích hợp. Khi bạn muốn dạy trẻ làm một việc, không nên theo cách cho trẻ xem bạn làm và nói trẻ làm theo mà nên cho trẻ cùng làm với bạn. Cách này sẽ giúp trẻ học điều mới nhanh hơn.

Nhờ trẻ giữ bí mật với chồng

Bạn đang có điều gì đó không muốn để chồng biết và bạn nhờ trẻ giúp bạn giữ bí mật? Đây là một hành động sai lầm. Biến trẻ trở thành “gián điệp hôn nhân” là hoàn toàn sai dù với lý do gì đi nữa. Làm thế nào bạn có thể dạy con không được nói dối và thiếu tôn trọng người khác khi chính trẻ thấy bạn làm điều đó?

nuoi day con c3

Cố ý hạ thấp con cái

Hạ nhục và làm con xấu hổ chính là hành động phá hủy đi lòng tự trọng của trẻ. Những gì bạn nói ngày hôm nay có thể dẫn đến ở trẻ những vấn đề như rối loạn hành vi ăn uống, tự ti, tìm đến các chất kích thích và gặp khó khăn với các mối quan hệ trong tương lai. Đừng la mắng trẻ trước mặt bạn bè chúng. Đặc biệt với con gái, đừng nhận xét nhiều về cân nặng của con. Thay vào đó, cần khéo léo thay đổi chế độ ăn của con. Cũng đừng mãi càm ràm bé về những chuyện như tè dầm, làm đổ sữa và những thứ tương tự với bạn bè của bạn cũng như của bé. Bạn cũng đâu muốn trẻ nói cho người khác những chuyện xấu hổ của bạn, đúng không?

Xem nhẹ sức mạnh của ngôn ngữ hình thể

Những hành động nhỏ nhặt như khoanh tay, nhịp ngón tay, nhìn sang hướng khác, nghe điện thoại, rời khỏi phòng hoặc những điều tương tự khi trẻ đang cố nói chuyện với bạn sẽ được trẻ hiểu là con không đủ quan trọng để được bạn lắng nghe. Khi trẻ muốn nói chuyện, bạn nên mừng vì điều đó và dành toàn bộ sự tập trung cho trẻ. Làm bạn với con khi con còn nhỏ sẽ là tiền đề để bạn thân thiết với con ở độ tuổi thiếu niên và ngay cả khi con đã trưởng thành.

Làm quá mọi thứ

Nếu như bạn cứ nghiêm trọng hóa vấn đề và thường xuyên la mắng, càm ràm con trẻ, khi gặp phải vấn đề to tát thật sự, tiếng nói của bạn có thể không còn nhiều sức nặng nữa. Khi trẻ làm gì đó không vừa ý bạn, nên tự hỏi bản thân xem hành động đó của con có gây hại cho ai và có ảnh hưởng xấu gì trong một tuần hoặc một tháng tới hay không. Nên tiết kiệm những lời dạy bảo nhưng chắc chắn khi bạn nói ra, chúng sẽ có tác động tới con trẻ.

 

 

theo: marrybaby

Leave a Reply

Or