Nuôi con khỏe thời “hại điện”

Trẻ mầm mon không biết cách bảy tỏ cảm xúc trước những gì đang diễn ra, nhất là sau những sự cố. Điều này rất dễ dẫn đến chứng stress ở trẻ, mẹ phải làm sao?

Ông bố bà mẹ nào cũng muốn bảo vệ con trẻ trước những tổn hại ngoài xã hội, nhưng đôi khi mọi chuyện vượt xa ngoài tầm kiểm soát. Tai nạn hằng ngày vẫn diễn ra, “rình rập” trẻ trong từng ngóc ngách nhỏ. Áp lực về cơm áo gạo tiền cũng làm ba mẹ căng thẳng hơn. Trẻ nhỏ không đủ tinh tế để nắm bắt nhịp sống xung quanh mình, vì vậy rất dễ bị stress, đặc biệt là sau sự cố bất ngờ nào đó. Mẹ phải làm sao để nuôi con khỏe, dạy con ngoan?

Thời thơ ấu của trẻ càng “lục đục” bao nhiêu, trẻ càng chậm phát triển và đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe bấy nhiêu. Bệnh tim, tiểu đường, lạm dụng chất gây nghiện và trầm cảm là 4 trong số những nguy cơ đó. Đây là kết quả từ nghiên cứu của Trung tâm phát triển trẻ em Harvard. Trong nghiên cứu này, tình cảm mẹ con, tình cảm cha con có thể giúp ngăn chặn hoặc đảo ngược tác hại của chứng stress ở trẻ em.

Nguồn gốc “sợi dây” gắn kết tình mẹ con Sự gắn kết của hai mẹ con rất quan trọng. Có được tình cảm và sự quan tâm, yêu thương của mẹ, bé con sẽ lớn lên với hành trang vào đời đầy đủ hơn. Từ lúc mang thai đến sau sinh, mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau để gắn kết sợi dây tình cảm mẹ con.

Các tình huống dẫn đến chứng stress ở trẻ em có vẻ khá “xa xỉ” với mọi gia đình, nhưng ngay trong cả những trường hợp tưởng chừng bình thường nhất, điều tệ hại cũng có thể xảy ra. Vậy làm sao để ba mẹ có thể giúp trẻ tránh xa khỏi các nguyên nhân có thể gây áp lực và căng thẳng?

Về những tình huống căng thẳng mà trẻ có thể sớm đối mặt trong cuộc sống, ba mẹ nên tìm cách nói chuyện với con. Thậm chí nếu bé mới 2 tuổi và chưa nói được nhiều, bé cũng vẫn có thể là nạn nhân của chứng stress này nếu bị ba mẹ la mắng, hoặc chứng kiến những sự kiện bất ngờ.

1/ Những nguyên nhân gây ra stress ở trẻ

-Bị tách ra khỏi cha mẹ do ba hoặc mẹ không khỏe, bé đi trẻ từ quá sớm, cha mẹ ly thân hay ly hôn.

-Thêm em bé mới trong gia đình.

-Tập ngủ riêng.

-Không được khỏe mạnh.

-Tranh cãi của cha mẹ hoặc các anh chị.

2/ Dấu hiệu trẻ đang bị stress

stress ở trẻ
Dễ nổi nóng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị stress

Trẻ mầm non chưa biết cách bày tỏ cảm xúc, vì vậy ba mẹ nên theo dõi hành vi của con. Nếu bé có các dấu hiệu sau, có thể bé đang phải chịu đựng stress:

-Có những hành vi bất thường.

-Nổi giận dễ dàng.

-Không chịu ăn uống hoặc ăn quá nhiều.

-Giấc ngủ bị ảnh hưởng.

-Luôn cảm thấy sợ hãi.

-Quấy khóc nhiều.

2/ 4 cách giúp ngăn ngừa chứng stress ở trẻ em

-Luôn ở gần con. Sự hiện diện của ba mẹ sẽ làm trẻ thấy an toàn hơn.

-Giải thích những gì đã xảy ra. Dùng những từ đơn giản nhất để giải thích nhẹ nhàng cho trẻ. Ngay cả khi bé không hiểu chuyện gì đang diễn ra, nhưng qua giọng điệu của mẹ, bé sẽ bình tĩnh hơn.

-Trò chơi nhập vai. Nếu bé vô tình chứng kiến một vụ tai nạn xe cộ và cảm thấy hoảng sợ, mẹ có thể chỉ cho bé thấy cách giải quyết tình huống để mọi chuyện tốt hơn. Chẳng hạn để người bị thương vào xe cấp cứu.

-Trấn an bé. Nếu có chuyện phải đi, ba mẹ nên trấn an rằng mình sẽ về. Ra đi không nói gì có thể làm trẻ lo lắng, hoảng loạn.

-Chơi và khám phá. Trẻ nhỏ càng được tự do khám phá bao nhiêu, trẻ càng hạnh phúc và thoải mái hơn bấy nhiêu.

-Những câu chuyện. Dạy con thói quen đọc sách bằng cách kể chuyện cho bé nghe từ nhỏ. Đây là phương pháp diệu kỳ giúp bé thư giãn mọi lúc.

-Tương tác trẻ em và người lớn. Ba mẹ năng cho trẻ tiếp xúc với người lớn và trẻ em khác, cách này giúp bé phát triển kỹ năng xã hội, và luôn cảm thấy thoải mái khi đối diện với tình huống mới.

Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or